- Định hướng chung:
6. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL) 1 Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của vùng.
6.2.6. Khoáng sản Vùng nghèo khoáng sản, chủ yếu là đá vôi, cát ở vùng Bảy
Núi và than bùn.
- Đá vôi: phân bố chủ yếu ở Hà Tiên, Kiên Lương; dạng núi cách đứng, diện
tích không lớn (~ vài chục km2), trữ lượng ~145 triệu tấn. Đã khai thác phục vụ cho các nhà máy xi măng Kiên Lương, Sao Mai và nhà máy của tỉnh; ngoài ra, còn phục vụ để sản xuất vôi cho xây dựng.
- Đá anđensit, granit phân bố chủ yếu ở núi Sam (Châu Đốc), núi Tra Sự
(Tịnh Biên), núi Cấm, Lương Phí, Bà Đội, Bà Thể và núi Sập (An Giang). Diện tích vài trăm km2. Tổng trữ lượng các loại gộp lại ~ 450 triệu m3.
- Than bùn: chủ yếu được khai thác trong các tầng Q2 - 3, Q3 và Q4 tại các khu vực đầm lầy và ven bờ. Phân bố ở Tứ giác Long Xuyên (3.500 ha), Cần Thơ, Sóc Trăng, U Minh (32.000 ha), Cà Mau (2.900 ha) và Kiên Giang (3.000 ha). Trữ lượng 400 triệu tấn (riêng U Minh 300 triệu tấn). Đang khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và các phụ gia công nghiệp, sản lượng ~ 50,0 vạn tấn/năm.
- Emelit phân bố dọc ven biển từ TP HCM qua Bến Tre đến Cà Mau và Bạc
Liệu (tập trung chủ yếu tại cửa sông Hậu); đây cũng là loại khoáng sản ít nhiều có giá trị. Do mới phát hiện nên chưa xác định được trữ lượng. Nguồn nước khoáng: hiện nay đã xác định có ở một số nơi như Trung Lương (Tiền Giang) nhiệt độ nước 380C, độ khoáng hóa 0,5 gam/lít; ở Vĩnh Long (390C và 0,4 gam/lít), ở Sóc Trăng (39,50C và 3,9 gam/lít) và Bạc Liêu (380C và 1,3 gam/lít)
- Ngoài ra, còn có sét làm gạch ngói, cát sỏi; môlípđen ở núi Sam (An
Giang), đá huyền Phú Quốc (Kiên Giang) làm đá trang sức, bentônít nằm ở độ sâu 5-10m dưới bề mặt đồng bằng.
6.3. Tài nguyên nhân văn
Xét về lịch sử khai thác lãnh thổ, vùng này được khai thác muộn hơn so với các vùng khác trong cả nước. Vào thế kỷ XVII, người Việt lần lượt vào chinh phục và khai thác đồng bằng (chủ yếu là sản xuất nông nghiệp - lúa nước và đánh bắt thủy sản). Cùng với người Việt là người Khơme, người Chăm đến sinh sống. Số dân lúc đó 20,0 vạn người. Đến 1936 có 3,7 triệu người. 2005 dân số của vùng 17,26 triệu. Mật độ TB 435 ng/km2.
Tỉ suất GT DSTN còn cao, gia tăng cơ học cũng ở mức cao hơn so với các vùng khác. So với Đồng bằng sông Hồng, thì Đồng bằng sông Cửu Long có mức gia tăng cơ giới cao hơn nhiều. Nhưng về qui mô số dân, thì Đồng bằng sông Hồng tăng vẫn nhanh hơn.
Bảng 6.23. Dân số ĐBSCL, ĐBSH và cả nước thời kỳ 1995-2005. (1.000 người)
1995 2000 2005 2008 Đồng bằng Sông Cửu Long 15.531,9 16.344,7 17.256,0 17.695,0 Đồng bằng sông Hồng 16.136,7 18.055, 2 18.028, 3 19.654,8 Cả nước 71.995,5 77.635,4 83.106, 3 86210,8
Cấu trúc dân số trẻ. Theo kết quả tổng điều tra dân số 1999: Độ tuổi ≤ 20 tuổi (53%); từ 20 - 34 tuổi (24,3%); ≥ 35 tuổi (22,7%). Tỉ lệ nam giới chỉ chiếm 47,4%, nữ là 52,6%, hiện nay đang có sự thay đổi về cơ cấu giới tính cũng như tỉ lệ nữ trong các nhóm tuổi. Về thành phần dân tộc: Người Việt (92,0% dân số của vùng); Người Khơme (6,1%) ở An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh; Người Hoa (1,7%) ở An Giang, Cà Mau, Bạc Liệu, Sóc Trăng, Cần Thơ; Các dân tộc khác (0,2%). Dân cư phân bố cũng không đều, tập trung đông là các tỉnh dọc S.Tiền và S.Hậu như Tiền Giang (708 ng/km2), Bến Tre (592 ng/km2), An Giang (576 ng/km2), Vĩnh Long (714 ng/km2); trong khi đó ở Cà Mau chỉ 220 ng/km2. Người dân trong vùng có truyền thống, tập quán và kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là trồng lúa nước ở các loại địa hình khác
giống lúa còn được xếp vào danh mục tiêu biểu của khu vực ĐNÁ và là cơ sở cho việc lai tạo, bình tuyển giống lúa trong khu vực. Hiện nay, việc áp dụng những tiến bộ của KH-KT vào sản xuất đã làm cho các loại nông sản hàng hóa của vùng ngày càng chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước.
Bảng 6.24. Tỉ lệ nam - nữ và thành thị - nông thôn phân theo các tỉnh năm 2005 ( %)
Tổng số dân Trong đó: (%)
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
CẢ NƯỚC 83119,9 49,14 50,86 26,88 73,12 ĐBS Cửu Long 17256,0 48,89 51,11 20,90 79,10 1 Long An 1412,0 49,08 50,92 16,55 83,45 2 Tiền Giang 1698,9 48,46 51,54 15,02 84,98 3 Bến Tre 1350,6 48,50 51,50 9,74 90,26 4 Trà Vinh 1027,5 48,47 51,53 14,32 85,68 5 Vĩnh Long 1053,3 48,53 51,47 14,89 85,11 6 Đồng Tháp 1653,6 48,72 51,28 17,26 82,74 7 An Giang 2192,8 49,07 50,93 28,08 71,92 8 Kiên Giang 1657,0 49,40 50,60 24,83 75,17 9 Cần Thơ 1134,5 49,09 50,91 49,94 50,06 10 Hậu Giang 789,6 49,09 50,91 15,60 84,40 11 Sóc Trăng 1270,2 48,74 51,26 18,44 81,56 12 Bạc Liêu 797,7 48,99 51,01 25,27 74,73 13 Cà Mau 1218,3 49,33 50,67 20,00 80,00
Tỉ lệ dân thành thị (2005) là 20,9%, đến năm 2008 là 21,50% (cả nước 29,40%), những tỉnh, Tp có tỉ lệ dân thành thị cao nhất xếp theo thứ tự là Cần Thơ (51,90%), An Giang (28,60%), Bạc Liêu (26,80%), Kiên Giang (26,00%). Đặc điểm người dân Đồng bằng sông Cửu Long cần cù lao động, thẳng thắn, thật thà, có lòng yêu nước. Trải qua những thăng trầm trong lịch sử, kẻ thù đã không khuất phục được ý chí của người dân vùng "đất nổi" này, trong cơ chế thị trường, người dân lại thích ứng nhanh với quá trình đổi mới, đây là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội .
6.4. Hiện trạng phát triển tế - xã hội. 6.4.1. Về sự phát triển.
Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực-thực phẩm lớn nhất của cả nước (đặc biệt là cây lúa); có nhiều nông sản hàng hóa. Với số dân chiếm ~ 21% cả
nước, đóng góp vào GDP cả nước 17,5%. Năm 2005, BQ/người/tháng 471.100 đồng (97,25% mức BQ cả nước)
6.4.2. Các ngành kinh tế chủ yếu:
N – L - TS là ngành sản xuất chủ yếu của hầu hết các tỉnh trong vùng, đã đóng góp > 50% GDP. Sự phát triển không ngừng của ngành này đã góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của vùng (nhất là cơ cấu kinh tế nông nghiệp). Khối lượng sản phẩm nông nghiệp và thủy sản tăng lên rõ rệt đã thúc đẩy sự gia tăng các ngành khác như CNCB', GTVT. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, ngành nghề gắn với CNCB' N – L - TS