Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên (VTĐL – TNTN).

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 36)

- Định hướng chung:

2.1.Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên (VTĐL – TNTN).

2. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (ĐBSH).

2.1.Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên (VTĐL – TNTN).

- Phạm vi lãnh thổ: Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh. Diện tích 14.862,5 km2 (4,5% diện tích cả nước), dân số (2005) 18,02 triệu người (21,7% dân số cả nước). Vùng có thủ đô Hà Nội là trung tâm KT, CT, VH, KH-KT... quan trọng của vùng và cả nước. Giáp với TDMN'PB' và BTBộ là những vùng có tiềm năng lớn về khoáng sản, tài nguyên N - L - N. Phía Đông giáp biển là cửa ngõ thông ra biển có tiềm năng về thủy sản, dầu khí. Phần lớn lãnh thổ nằm trong địa bàn KTTĐPB'.

- Địa hình tương đối bằng phẳng, hướng thấp dần từ TB-ĐN; trong vùng có nhiều ô trũng (Hà - Nam - Ninh). Đất đai chủ yếu là đất phù sa màu mỡ.

- Đất đã sử dụng 82,8% diện tích, cao hơn mức TB cả nước (78,0%); Đông Nam Bộ (90%), Đồng bằng sông Cửu Long (80,03%). Cơ cấu đất: 70% có độ phì cao và trung bình, 10% đất bạc màu, 13% đất nhiễm mặn - chua phèn, 7% là các đụn cát. Diện tích đất trồng cây lương thực 1,22 triệu ha (đứng thứ 2 sau Đồng bằng sông Cửu Long 3,86 triệu ha). Đất phù sa rất thích hợp với việc thâm canh

cây lúa nước, cây màu, cây công nghiệp hàng năm (đay, cói, đậu tương, mía...).

Đất và thành phần cấu tạo đất của vùng có quan hệ chặt chẽ với quá trình xói lở ở

vùng núi - với quá trình bồi tụ ở đồng bằng. Chính do quá trình xâm thực ở trên lưu vực khá mạnh nên sông Hồng có lượng cát bùn lớn nhất trong các sông ở nước ta. Hàng năm lượng cát bùn tải qua Sơn Tây là 117 triệu tấn, một phần lắng đọng trong sông, trong đồng bằng, một phần tạo nên các cồn cát ở ven biển, cửa sông, còn lại đổ ra biển với 9 cửa sông lớn nhỏ.

- Đất chưa sử dụng còn 17,2%. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với việc quai đê, lấn biển, thực hiện phương thức "Lúa lấn cói; Cói - sú, vẹt; Sú vẹt- biển".

Trong quá trình phát triển kinh tế, một số KCN được hình thành trên các lưu vực sông đã ảnh hưởng lớn đến Đồng bằng sông Hồng. "Ví dụ, KCN Việt Trì, mỗi ngày sử dụng tới 20,0 vạn m3 nước, thải ra S.Hồng 10,0 vạn m3 nước có chứa nhiều chất độc hại. Hay KCN Thái Nguyên, mỗi ngày lấy ~ 26,0 vạn m3 nước S.Cầu, và thải ra sông 19,2 vạn m3 (trong nước có chứa nhiều NO2, NH2 và các chất hữu cơ khác".

- Đặc trưng khí hậu của vùng là có một mùa đông lạnh (tháng 10 đến tháng 4), mùa đông cũng là mùa khô nhưng có mưa phùn. Vì vậy, phần lớn diện tích đất đồng bằng, đất bãi ven sông được sử dụng trồng các loại rau vụ đông (đây cũng là thế mạnh độc đáo của vùng).

- Nguồn nước: Do vị trí ở hạ lưu của S.Hồng - Thái Bình cùng với nhiều chi lưu, nên mạng lưới sông ngòi rất dày đặc. Dựa vào đó cùng với lịch sử khai thác lãnh thổ sớm, dân cư quá đông đúc, người dân đã xây dựng hệ thống đê sông, đê biển ngăn lũ, ngăn mặn, phát triển hệ thống tưới tiêu, mở rộng diện tích đất canh tác; Kết hợp với hệ thống GTVT đường bộ, đường thủy rất thuận lợi cho phát triển KT - XH của vùng. Đồng bằng sông Hồng có vùng biển khá rộng, đường bờ biển khá dài (400 km) từ Thủy Nguyên (Hải Phòng) đến Kim Sơn (Ninh Bình), thềm lục địa mở rộng ra phía biển ~ 500 km, có nhiều bãi triều rộng, phù sa dày là cơ sở để phát triển ngành thủy - hải sản (tôm, rong câu...).

- Tài nguyên khoáng sản không nhiều, đã phát hiện khoảng 307 mỏ và điểm quặng, chủ yếu là đất sét trắng (Hải Dương); Đá vôi (Thủy Nguyên đến Kim Môn, Hà Tây, Ninh Bình) chiếm 25,4% cả nước dùng trong CNSX VLXD và sành sứ. Trong lòng đất có khí đốt (Tiền Hải), có dầu mỏ ở bể TT S.Hồng (800 triệu tấn);

Than nâu (ở độ sâu quá lớn 200 – 2000 m), trữ lượng vài chục tỉ tấn chưa có điều kiện khai thác.

▪ Một số hạn chế: mưa, bão, lũ thường xuyên xảy ra trong mùa mưa. Ở vùng cửa sông ven biển khi triều dâng các dòng nước chảy ngược sông, nếu lũ lớn mà gặp triều dâng gây hiện tượng dồn ứ nước trên sông, dòng chảy ngược mang theo nước mặn lấn sâu vào đất liền (S.Hồng là 20 km, S.Thái Bình là 40 km). Vào mùa cạn, mực nước sông chỉ còn bằng 20 - 30% lượng nước cả năm (gây tình trạng thiếu nước).

Bảng 6.5 . Cơ cấu sử dụng đất của đồng bằng sông Hồng tại thời điểm 01/01/2006 Diện tích (ngàn ha) Cơ cấu sử dụng (%) Đất NN Đất LN Đất CD Đất ở Chưa SD CẢ NƯỚC 33121,2 28,4 43,6 4,2 1,8 22,0 ĐB sông Hồng 1486,2 51,2 8,3 15,5 7,8 17,2 1 Hải Phòng 152,1 35,0 14,5 14,1 8,1 28,3 2 Ninh Bình 139,2 44,5 16,0 10,9 3,9 24,7 3 Nam Định 165,1 58,7 2,7 14,1 6,2 18,3 4 Hà Nam 86,0 54,2 9,8 13,8 5,8 16,4 5 Hà Nội 92,2 41,4 5,9 22,6 13,9 16,2 6 Hà Tây 219,8 51,5 7,4 17,7 7,8 15,6 7 Hải Dương 165,3 55,4 5,4 16,2 8,3 14,7 8 Bắc Ninh 82,3 56,4 0,7 17,3 11,8 13,8 9 Thái Bình 154,6 61,8 1,3 15,3 8,1 13,5 1 0 Hưng Yên 92,3 60,9 0,0 16,7 9,9 12,5 11 Vĩnh Phúc 137,3 43,9 24,1 13,9 6,2 11,9

2.2. Tài nguyên nhân văn.

- Đây là vùng có lịch sử hình thành sớm, là cái nôi của nền văn minh lúa nước; dân cư đông đúc; có truyền thống thâm canh và các ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Mật độ dân số cao nhất cả nước 1.225 ng/km2 (2006), cao nhất là Hà Nội 3.490 ng/km2, thấp nhất là Ninh Bình 663 ng/km2. Dân cư thường tập trung trên các dải đất cao, ven sông, dọc các tuyến GT lớn, ở các làng nghề như Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội), Hữu Bằng (Thạch Thất - Hà Tây), Thuận Vi (Vũ Thư - Thái Bình),.v.v đến các vùng ven biển như Thụy Anh (Thái Thụy - Thái Bình), Nghĩa Hưng (Nam Định),.v.v. Khu vực thưa dân chủ yếu ở các vùng bán sơn địa và dải ô trũng của đồng bằng. Hình thức cư trú có 2 xu hướng chính theo kiểu làng, xã tập

trung thành những điểm trên dải đất cao xen kẽ trong vùng và phân bố dọc hai bờ sông Hồng, Thái Bình (phù hợp với việc SX và sinh hoạt của nhân dân trong vùng gắn với nông – ngư).

- Tỉ lệ dân đô thị (2005) là 24,16%, thấp hơn mức TB của cả nước (26,88%),

ĐNBộ (56,95%), DHNTB (31,05%), Tây Nguyên (28,02%). Trình độ học vấn và dân trí của vùng cao hơn hẳn các vùng khác. Tỉ lệ người chưa biết chữ chỉ 0,68% (cả nước 3,74%); LĐ có CMKT là 25,85% (cả nước 19,70%); số cán bộ có trình độ CĐ-ĐH chiếm 35,5% tổng số cán bộ CĐ - ĐH của cả nước (ĐNBộ là 20,6%). Sự phát triển KT-XH lâu đời đã hình thành trên vùng nhiều điểm, cụm KT - XH, thị trấn, thị xã, Tp (đặc biệt là 2 TT kinh tế rất lớn Hà Nội, Hải Phòng được coi là 2 cực phát triển của vùng); Có những làng nghề nổi tiếng như nghề khảm bạc, đúc đồng và cơ khí (Đồng Quĩ, Nam Ninh, Nam Định); nghề khắc, chạm, trổ kim loại (Đồng Sâm, Kiến Xương, Thái Bình); nghề gốm, sứ (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội); nghề dệt vải tơ lụa (Vạn Phúc, Hà Đông).v.v. Tài nguyên VH, lịch sử, những công trình kiến trúc cổ,... có mật độ tập trung cao hơn nhiều so với các vùng khác.

▪ Những khó khăn: Lịch sử khai thác sớm của đồng bằng đã để lại một địa

hình ô trũng lớn, rất tốn kém khi cải tạo; Khí hậu 2 mùa đã gây mất cân đối nguồn tài nguyên nước, một mùa dư thừa nước lại kèm theo bão lũ dễ bị ngập úng; một mùa khô (thiếu nước). Các sông lớn bắt nguồn từ Trung Quốc qua vùng MN'TD rồi vào đồng bằng ra biển, vì vậy mọi tác động của vùng thượng và trung lưu đều có ảnh hưởng lớn đến đồng bằng như (phá rừng, phù sa bồi lấp cửa sông, nước thải của các KCN, nước thải của đô thị...). Gia tăng dân số vẫn còn cao; di dân tự do vào các TP lớn đã gây sức ép lớn đối với nền kinh tế; việc làm - thất nghiệp ở TP, thiếu việc làm ở nông thôn đang là vấn đề lớn cần giải quyết. Đã vậy, việc điều tra cơ bản, xây dựng qui hoạch, kế hoạch khai thác tiềm năng trong vùng còn chắp vá, chưa đầy đủ, gây tình trạng lãng phí, SD không hợp lý.... đều ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KT-XH của vùng.

2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội.

- Về sản xuất nông nghiệp: Từ nền nông nghiệp lúa nước độc canh, đến nay

cơ cấu kinh tế của vùng đã có những thay đổi đáng kể, nhưng vẫn mang sắc thái của nền nông nghiệp nhỏ bé, lạc hậu, độc canh. Năm 2005, đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

+ Cây lương thực 1,22 triệu ha chiếm 89,15% diện tích đất nông nghiệp, SLLT 6,5 triệu tấn (đất trồng lúa là 1,14 triệu ha, sản lượng là 6,18 triệu tấn). Như vậy, cây lúa chiếm 95% SLLT, hoa màu chỉ chiếm 5% chủ yếu là ngô, khoai, sắn trên các vùng đất bãi ven sông hoặc vùng đất cao luân canh với các cây ngắn ngày khác (riêng cây ngô, diện tích 81.900 ha, sản lượng 334.300 tấn).

+ Cây công nghiệp hàng năm nhiều nhất là đay (55,1%) và cói (41,28%) cả nước. Ngoài ra còn có đỗ tương, lạc, mía, thuốc lá, dâu tằm,.v.v.

+ Đồng bằng sông Hồng có những vùng thâm canh, chuyên canh rau quả xuất khẩu lớn nhất cả nước trong vụ Đông-Xuân (đây là thế mạnh độc đáo của vùng với 3 tháng mùa đông lạnh), phân bố tập trung ở hầu hết các tỉnh như TP như Hà Nội, Hải dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình. Diện tích rau đậu các loại khoảng trên 80,0 vạn ha. Về chăn nuôi, đàn lợn gắn với vùng sản xuất lương thực .

+ Chăn nuôi: Tổng đàn lợn 7,4 triệu con (2005) chiếm 27,1% cả nước. Đàn gia cầm trên 62,36 triệu con (28,34%). Đàn trâu có xu hướng giảm (năm 1985 là 33,0 vạn con, đến 2005 còn 14,59 vạn con). Đàn bò tăng tương ứng 17,6 vạn lên 68,58 vạn con, đàn bò sữa đang phát triển mạnh ở ngoại thành Hà Nội. Chăn nuôi gà công nghiệp đang phát triển mạnh dưới hình thức trang trại ở các vùng nông thôn.

- Về công nghiệp: đây là vùng công nghiệp phát triển vào loại sớm nhất ở

nước ta, tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp hàng đầu cả nước. Những ngành quan trọng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP là CNCB' LT-TP (20,9%), công nghiệp nhẹ (dệt, may, da) 19,3%, công nghiệp sản xuất VLXD (17,9%), cơ khí (thiết bị máy móc, điện tử, điện) 15,6%, Hóa chất - phân bón - cao su (8,1%). Sản phẩm công nghiệp cung cấp cho nhu cầu của vùng, cho các tỉnh phía Bắc và cả nước. Một số khu, cụm công nghiệp được hình thành có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển KT - XH của vùng như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc hay khu công nghệ cao Hòa Lạc - Xuân Mai.

Bảng 6.6. Các KCN có quyết định thành lập ở đồng bằng sông Hồng đến tháng 11/2003. S T Tên KCN Địa điểm Diện tích DT đất có thể Số dự án Số d/án Diện tích Lao động Đã cho thuê Tỉ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(ha)

1 KCN Đài Tư Hà Nội 40 30 18 5 0,5 1,7

2 KCN Sài Đồng B Hà Nội 97 73 38,5 52,7 5.33 7 3 KCN Daewoo- Hanel Hà Nội 197 150 26 4 KCN Bắc ThăngLong Hà Nội 198 145 34 74,5 51,4 1.35 4 5 KCN Nomura HPhòng 152 123 4 3 27,37 22,3 4.70 8 6 KCNĐình Vũ HPhòng 164 130 20,06 15,4 275 7 KCN H.Phòng96 HPhòng 150 110 1 6 8 KCN Đại An HDương 63 45 9 KCN Phúc Điền HDương 87 60 1 0 KCN Phố Nối H.Yên 95 71 1 1 KCN BắcPhùCát Hà Tây 327 191 4 18 1.00 0 1 2 KCN TiênSơn B.Ninh 135 94 2 20 83 88,1 850 1 3 KCN Quế Võ B.Ninh 312 217 68,58 31,6 6.00 0 1 4 KCN KimHoa V.Phúc 50 38 1 5 KCN PhúcKhánh Th.Bình 120 83 16 1

- Các ngành dịch vụ, thương mại thực chất mới đang phát triển.

+ Về GTVT, vùng có nhiều đầu mối quan trọng nối với các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Là cửa khẩu quốc tế hàng đầu của cả nước (sân bay Nội Bài, cảng biển Hải Phòng). Mật độ đường ô tô 1,18 km/km2 (cả nước 0,55 km/km2), đường sắt 29 km/100 km2 (cả nước 0,8 km/100 km2), đường sông có giá trị vận tải 2.046 km. Hàng hóa vận chuyển và luân chuyển (30,0 % và 25,90% cả nước); Hành khách vận chuyển và luân chuyển (29,30% và 17,90 % của cả nước).

+ Là trung tâm thương mại lớn của cả nước, vùng đảm nhận phân phối hàng hóa cho các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung. Tổng mức bán lẻ chiếm 26% cả nước. Là trung tâm tài chính, ngân hàng, X - NK, du lịch, thông tin, tư vấn, chuyển

giao công nghệ lớn của cả nước. Là vùng nổi trội hơn hẳn các vùng khác về dịch vụ bưu điện và kinh doanh tiền tế (tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, kho bạc, xổ số). Về dịch vụ bưu điện, thì trên 70% là cung cấp cho ngoài vùng.

- Cơ cấu kinh tế của vùng đang có sự chuyển dịch theo hưởng tăng tỉ trọng

của khu vực CN - XD và dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực N - L - N. Trong nội bộ của từng ngành cũng có sự chuyển dịch theo hướng CNH' và HĐH'.

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 36)