Đối với các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 106)

- Định hướng chung:

b. Đối với các ngành kinh tế

▪ Về công nghiệp: Hướng vào việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng với hàm lượng công nghiệp ngày càng cao và một số trang thiết bị cần thiết cho các ngành kinh tế trong vùng và cả nước. Thúc đẩy một số ngành phát triển nhanh và vững chắc như nhiên liệu, năng lượng, công nghiệp tiêu dùng, cơ khí và điện tử vừa phục vụ trong nước vừa hướng mạnh vào xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu. Hình thành một số KCNTT có kĩ thuật và công nghệ cao. Các ngành công nghiệp chủ chốt được phát triển là công nghiệp dầu khí, công nghiệp điện, cơ khí, luyện thép, điện tử tin học, hóa chất, dệt, may công nghiệp da giầy, giấy, nhựa, sành sứ, thủy tinh, CBTP. Song song với việc đầu tư theo chiều sâu, cần cải tạo mở rộng các khu vực tập trung công nghiệp hiện có ở Biên Hòa, Vũng Tàu, Tp HCM và tiếp tục phát triển các KCNTT mới.

▪ Về các trung tâm thương mại và du lịch. Tp HCM dự kiến sẽ xây dựng 19 trung tâm thương mại (quốc tế, vùng và khu vực); Bình Dương và Bình Phước (8); Đồng Nai (8) trong đó có có 1 trung tâm cấp liên khu tại Biên Hòa; Bà Rịa-Vũng Tàu (5); Tây ninh (1). XD các siêu thị và mạng lưới chợ. Du lịch sẽ phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với các trung tâm quan trọng hàng đầu hiện có như Tp HCM, Vũng Tàu và một số trung tâm khác có khả năng như Phan Thiết, Tây Ninh...

▪ Về nông nghiệp: Phát triển mạnh nền nông nghiệp thâm canh, tăng tỉ suất hàng hóa.

- Đối với cây công nghiệp dài ngày: hình thành vùng cao su, cà phê qui mô

hàng chục vạn ha để xuất khẩu trên cơ sở thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Mặt khác, tùy theo tình hình của thị trường và điều kiện tự nhiên của từng khu vực, có

thể phát triển cây điều, cọ dầu, hồ tiêu với diện tích lớn gắn với công nghiệp chế biến

- Đối với cây công nghiệp ngắn ngày: tùy tình hình thực tiễn, mở rộng thâm

canh các vùng mía, đậu tương, lạc, thuốc lá...

- Đối với cây lương thực & thực phẩm: thâm canh vùng ngô, cánh đồng lúa

nước, hình thành vành đai thực phẩm, trồng rau xanh, chăn nuôi lợn, bò sữa và gia cầm quanh các Tp và KCN.

- Kết hợp việc trồng rừng sinh thái, bảo vệ rừng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy trong vùng, đồng thời xây dựng các khu rừng phục vụ du lịch.

- Hình thành các vùng nông sản hàng hóa xuất khẩu (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều): Vùng chuyên canh cao su: tập trung ở Đồng Nai (Thống Nhất, Long Thành,

Xuân Lộc, Long Khánh); Bà Rịa - Vũng tàu (Xuyên Mộc, Tân Thành, Châu Đức); Củ Chi (Tp HCM). Vùng chuyên canh cà phê: ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng chuyên canh hồ tiêu: tập trung vào 3 huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Châu Thành (BR-VTàu) trên đất vườn của các hộ nông dân. Dự tính qui mô 2.500 - 3.000 ha. Vùng chuyên canh điều: trồng trên đất có tầng canh tác mỏng hoặc trên đất cát biển, đất xám khô hạn; tập trung ở Long Thành, Long Khánh, Châu Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu) và các huyện thuộc Bình Phước. Vùng chuyên canh canh rau: tập trung quanh Tp HCM, Tân Thành, Long Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu), Tp Biên Hòa (Đồng Nai). Vùng cây ăn trái: ở Lái Thiêu, bưởi Tân Triều (Biên Hòa), chuối, sầu riêng (Long Khánh), nhãn, mãng cầu (Bà Rịa - Vũng Tàu).

▪ Về lâm nghiệp. Tăng tỉ lệ phủ xanh, tạo lá phổi cho đô thị và KCN, cải thiện MTST, tạo cảnh quan du lịch, sử dụng hợp lý đất đai, dự kiến gia tăng cây lâu năm trên đất rừng. Đặc biệt chú trọng bảo vệ rừng đầu nguồn, tăng nhanh và sớm ổn định rừng phòng hộ ven biển (đặc biệt rừng ngập mặn ở Cần Giờ - Tp HCM và ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu), rừng nguyên liệu giấy, rừng quốc gia Nam Cát Tiên, Đồng Nai. Phủ xanh ĐTĐNT tập trung ở Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương. Trồng và khôi phục rừng ngập mặn ở Tp HCM với cây chủ lực là đước. Trồng rừng phân tán dọc theo trục GT, kênh mương và đất vườn hộ gia đình.

▪ Về phát triển thủy sản:.Tập trung các phương tiện đánh bắt ngoài khơi theo

hướng thay đổi vỏ tàu 100-200CV bằng vật liệu mới, bền và tiết kiệm gỗ. Trang bị phương tiện thông tin đi biển như máy dò cá, máy thông tin, bộ đàm... Xây dựng

CSHT phục vụ nghề cá, đặc biệt là các thiết bị và phương tiện bảo quản nhằm đảm bảo chất lượng hải sản tươi sống, ướp lạnh xuất khẩu. Xây dựng hệ thống cảng, nạo vét luồng lạch và các cơ sở dịch vụ nghề cá (Côn Đảo, Vũng Tàu). Phát triển nuôi tôm thâm canh, nuôi cá nước ngọt ở các công trình thủy lợi. Gắn đánh bắt, nuôi trồng với CNCB'. Nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở CB' xuất khẩu tại Tp HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai.

▪ Về kết cấu hạ tầng. Phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, từng

bước hiện đại với tầm nhìn rộng trong quan hệ với cả khu vực P.Nam. Bố trí các công trình CSHT gắn liền với sự phát triển của các tỉnh phía nam và cả các nước trong khu vực; Đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu vực dân cư (đô thị và nông thôn), các KCN, du lịch và với việc BV AN-QP. Tập trung xây dựng các tuyến GT huyết mạch như QL51, nâng cấp QL22, tuyên Xuyên Á. Xây dựng các cảng biển, sân bay, nâng cấp cảng Sài Gòn, xây dựng cảng Thị Vải, Sao Mai- Bến Đình, cải tạo khu đầu mối đường sắt, phát triển bưu chính viễn thông...

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w