Hệ thống đô thị và các đô thị chính của vùng ● Bắc Trung Bộ:

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 61)

- Định hướng chung:

b. Duyên hải Nam Trung Bộ.

3.5.1. Hệ thống đô thị và các đô thị chính của vùng ● Bắc Trung Bộ:

▪ Hệ thống đô thị. Tính đến năm 12/2006, vùng có 4 Tp, 7 thị xã, và 87 thị

trấn. Trong tương lai với sự tác động của công nghiệp, thương mại dịch vụ du lịch và khoa học công nghệ thì bộ mặt đô thị của vùng Bắc Trung Bộ sẽ có nhiều thay đổi. Số dân đô thị sẽ tăng lên gắn liền với việc mở rộng và đô thị hóa các vùng lân cận hiện có. Tỉ lệ dân thành thị năm 2005 là 13,69% . Cao nhất là T-T-Huế (31,28%), Quảng Trị (24,52%), thấp nhất Thanh Hóa (9,79%)

Theo dự báo, vùng sẽ có 99 đô thị (nếu kể cả thị tứ là 114). Trong đó, có 2 đô thị loại II (Huế, Vinh); 6 đô thị loại III (Thanh Hóa, Đồng Hới, Hà Tĩnh, Đông Hà, Nghi Sơn, Cửa Lò-Cửa Hội); 16 đô thị loại IV, 75 đô thị loại V. Mật độ đô thị dự kiến 1,94 đô thị/1.000km2 (hiện nay là 1,6 đô thị/1.000km2). Khoảng 92% là đô thị vừa và nhỏ. Quảng Trị có mật độ đô thị lớn nhất (3,14 đô thị/1.000km2), thấp nhất là Nghệ An và Quảng Bình (1,4 và 1,38 đô thị/1.000km2). Về mật độ, đô thị tập trung dọc tuyến hành lang duyên hải theo trục QL1, tiếp đến là vùng trung du, thấp nhất là hành lang biên giới. (TP Vinh đã được công nhận là đô thị loại 1 trực

Bảng 6.12. Dự báo số dân đô thị của Bắc Trung Bộ đến 2010 TT Tỉnh Tổng số Loại II Loại III Loại IV Loại V Đô thị/ 1000km2 Toàn vùng 114 2 6 16 90 1,94 1 Thanh Hóa 32 - 2 3 27 2,96 2 Nghệ An 23 1 1 4 17 1,40 3 Hà Tĩnh 19 - 1 3 15 3,14 4 Quảng Bình 11 - 1 - 10 1,38 5 Quảng Trị 16 - 1 3 12 3,17 6 Thừa Thiên- Huế 13 1 - 3 9 2,60 ▪ Các đô thị chính:

- Tp Vinh: là Tp tỉnh lị của Nghệ An, là trung tâm kinh tế, VH, dịch vụ du

lịch của cả vùng Nghệ An và Hà Tĩnh; đầu mối giao lưu giữa các vùng trong nước và quốc tế; trung tâm đào tạo phía bắc Bắc Trung Bộ; là Tp cách mạng, quê hương của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ở đây có sân bay Vinh, cảng biển Cửa Lò, QL1, QL15, QL7, QL8, đường sắt Thống Nhất, các tuyến kỹ thuật quốc gia (đường dây 500kv, cáp quang...). Vinh là hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp của Bắc Trung Bộ; dự kiến sẽ phát triển cả công nghiệp luyện kim đen, màu, cơ khí, dệt, thực phẩm...

- Tp Huế: Đây là một trong những cố đô ở Việt Nam còn giữ lại những di

sản đáng kể. Là nơi hội tụ và gặp gỡ về giao lưu quá cảnh Bắc Nam, rừng và biển (hay Đông-Tây). Đây là TT đào tạo - dịch vụ của khu vực và toàn quốc.

- Tp Thanh Hóa: đang hình thành và phát triển trở thành TTCN phía bắc của

vùng với các ngành SXVLXD, CB'LT - TP. Ngoài ra, Thanh Hóa còn tham gia tích cực vào sự phát triển của Đồng bằng sông Hồng và vùng KTTĐ PB'.

- Thị xã Đông Hà: nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng trên trục QL9 và QL1,

hành lang kinh tế quan trọng bậc nhất của Việt Nam, tuyến xuyên Việt nối Cửa Việt - Lao Bảo và các nước phía Tây. Thị xã nằm cạnh vùng đất đỏ ba dan, tương lai sẽ hình thành vùng CMH' cây công nghiệp. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử, cách mạng. Đông Hà sẽ trở thành trung tâm thương mại lớn của vùng với các luồng hàng qua đây để về Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng.

- TX Hà Tĩnh, TP Đồng Hới ngoài chức năng tỉnh lỵ về hình chính, còn có

● DH Nam Trung Bộ:

Đến 12/2006, vùng có 7 TP (Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Tuy Hoà, Nha Trang, Phan Thiết), 3 TX (Hội An, Cam Ranh, Phan Rang), 58 thị trấn. Tỉ lệ dân thành thị năm 2005 là 31,05% (Tp Đà Nẵng tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước 86,22%, Tp HCM là 85,18%, Hà Nội 65,30%); mật độ 1,28 đô thị/1.000km2

(gần bằng mức TB cả nước). Các Tp, TX phân bố chủ yếu dọc theo trục QL1A gắn với cảng biển và thường là đầu mối GT của các trục đông - tây. Khoảng cách giữa các đô thị 100 - 120 km. Phần lớn các thị trấn nằm trên đường QL1A và một số trên trục đông - tây. Khoảng cách giữa các đô thị 25 - 30km. Gần đây, bộ mặt đô thị của vùng đã có nhiều thay đổi, không gian được mở rộng, CSHT được tăng cường (nhất là GTVT, điện). Đô thị đã có tác động nhất định đến sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.

3.5.2. Hệ thống trục tuyến giao thông.● Bắc Trung Bộ:

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w