Hệ thống trục tuyến giao thông ● Bắc Trung Bộ:

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 63)

- Định hướng chung:

b. Duyên hải Nam Trung Bộ.

3.5.2. Hệ thống trục tuyến giao thông ● Bắc Trung Bộ:

▪ Hệ thống đường bộ: Các tuyến đường theo chiều dọc và chiều ngang tạo

nên dạng hình thanh trong hệ thống GTVT của vùng, có nhiều đầu mối quan trọng có ý nghĩa quốc gia, quốc tế.

- QL1A: tuyến này trùng phương với đường HCM và đường sắt Thống Nhất.

Chiều dài trên 600 km. Điểm đầu từ phía Bắc Đồng Giao - Hà Trung - Hàm Rồng - Tp Vinh - Bến Thủy - TX Hà Tĩnh - Tp Đồng Hới - TX Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế và điểm cuối là Hải Vân. QL1A trong vùng đi qua dải đồng bằng duyên hải, vượt qua nhiều eo núi và đèo thấp, qua nhiều sông lạch. Trong chiến tranh, đường bị phá hủy nghiêm trọng, đang được cải tạo, nâng cấp.

- Đường Hồ Chí Minh: điểm đầu từ Suối Rút (Hòa Bình) - Hồi Xuân - Lang

Chánh - Ngọc Lạc - Bái Thượng - Như Xuân (Thanh Hóa) - Phủ Quì - Đô Lương - Đức Thọ rồi men theo vùng đối dãy Giăng Màn, Vĩnh Linh và đi tiếp vào TP Plâycu. Đây là con đường chiến lược quan trọng trong thời chiến tranh chống Mĩ; Con đường này vừa mang ý nghĩa QP, vừa mở mang phát triển kinh tế của khu vực đồi núi phía Tây rất giàu tiềm năng.

- Quốc lộ 13 (trùng phương với QL1A và đường HCM) là tuyến đường

xuyên Đông Dương với các tuyến đường ngang tạo thành hệ thống đường bậc thang trong mối liên kết lãnh thổ Việt Nam-Lào.

- Đường 217: từ Thanh Hóa - Bái Thượng - Ngọc Lặc qua biên giới Việt Lào

ở Na Mèo đến thị trấn Sầm Nưa (tỉnh Hủa Phan) rồi từ đó đi Xiêng Khoảng - Luông Phabăng - Viên Chăn. Từ thủ đô Viên Chăn, hoặc từ Hồi Xuân có thể tới Hòa Bình - Hà Nội; hoặc qua Cẩm Thủy đi Ninh bình... Con đường này có ý nghĩa chiến lược quan trọng về KT - QP của vùng, đồng thời là đường ra biển ngắn nhất của Bắc Lào.

- Đường số 7: từ Diễn Châu (Nghệ An)-thị trấn Đô Lương - Con Cuông-

vùng than Khe Bố-Cửa Rào - Mường Xén qua biên giới ở thị trấn Nậm Căn - Xiêng Khoảng tới Viên Chăn. Đây là con đường đi dọc thung lũng S.Cả nối với cảng Bến Thủy qua Tp Vinh. Ngày nay, cảng Cửa Lò (cảng nước sâu) tàu vài vạn tấn ra - vào thuận lợi. Đây sẽ là đầu mối quan trọng tạo mối liên hệ KT - QP cho vùng Đông Bắc Lào và vùng trung tâm B.Trung Bộ.

- Đường số 8: từ Vinh qua Linh Cảm - Hương Sơn vượt đèo Keo Nựa (độ

cao 760m) đến Napê (thị trấn đầu tiên của Lào) tới Kamkeut, đường này có thể vượt qua thung lũng Nậm Khađin để nối với đường 13 (ở đoạn giữa Thà Khẹt với Viên Chăn).

- Đường 12: từ Ba Đồn (Quảng Trạch) vượt đèo Mụ Giạ - Thà Khẹt (Lào).

Đường này nối liền vùng thiếc, thạch cao, gỗ của Trung Lào qua QL1A đến Vũng Áng.

- Đường số 9: từ TX Đông Hà qua Lao Bảo đến thị trấn Sêpôn - Savanakhet.

Đây là con đường chiến lược đầu mút phía Tây chỉ cách sông Mê Công là đến Đông Bắc Thái Lan, phía Đông nối với 2 cảng Cửa Việt, Đà Nẵng.

Ngoài ra, còn có các tuyến đường địa phương khác mới mở theo các hường

Đông-Tây, hoặc Bắc-Nam có thể sử dụng quanh năm tạo khả năng phối hợp cùng với nhiều phương tiện khác để vận chuyển hàng hóa, hành khách.

▪ Hệ thống đường sắt: Tổng chiều dài gần 700km, bao gồm 2 tuyến:

- Đường sắt Bắc-Nam (Thống Nhất) dài 650km (chiếm 1/5 tổng chiều dài

đường sắt Thống Nhất), điểm đầu là ga Bỉm Sơn, điểm cuối là ga Lăng Cô. Đoạn đường này có 65 ga chính - phụ, trong đó có một số đoạn đường hầm, từ P.Nam S.Cả trở vào nó đi qua vùng trung du. Các ga lớn là Thanh Hóa, Vinh, Đông Hà, Huế. Đoạn đường này góp phần quan trọng trong vận chuyển hàng hóa-hành khách và tạo mối liên hệ để tổ chức lãnh thổ SX trong vùng.

- Đường sắt Nghĩa Đàn - Cầu Giát: dài 32km, mới được XD nhằm phát triển

kinh tế của vùng Tây Bắc Nghệ An và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT - QP của vùng.

▪ Hệ thống đường sông, đường biển, các hải cảng:

- Đặc điểm chung: vùng có mạng lưới thủy văn dày, 20km/1 cửa sông đổ ra

biển, có hệ thống kênh đào theo hướng bắc - nam từ P.Bắc của vùng đến đèo Ngang. Ở P.Nam đèo Ngang cũng xuất hiện các đoạn sông đào đến tận phía Nam T - T - Huế. Tuy sông ngắn, lòng hẹp, phần hạ lưu bị thu hẹp, nhưng sông ngòi ở đây lại có nhiều lạch gần cửa sông có mơn nước sâu, thủy triều lên - xuống khá đều. Vì vậy, có thể lợi dụng điều kiện đặc thù của tự nhiên để hình thành mạng lưới GT đường thủy khá độc đáo so với các vùng khác

- Mạng lưới đường sông:

+ Tuyến quan trọng nhất là tuyến đường thủy theo hướng Bắc-Nam: Tuyến

này đi theo kênh Than và kênh Sắt từ Thanh Bình trở vào nối S.Mã - S.Cả - S.Nghèn - S.Rào Cái - S.Bắc ở phía Nam Cẩm Xuyên ra cửa Nhượng (cửa cuối cùng của hệ thống sông này). Tuyến này tàu thuyền trọng tải 10 tấn có thể qua lại theo nhịp triều, đóng vai trò quan trọng trong mùa mưa bão khi mà đường biển không an toàn. Trong chiến tranh tuyến này đã vận chuyển một khối lượng hàng hóa, vật tư chiến lược quan trọng hỗ trợ cho đường biển, đường bộ và đường sắt Bắc - Nam. Hàng hóa vận chuyển hiện nay, từ P.Bắc vào là sản phẩm công nghệ tiêu dùng, xi măng... từ P.Nam ra là muối, gỗ...

+ Tuyến S.Mã và S.Chu: tuyến này bao trùm gần như toàn bộ lãnh thổ tỉnh

Thanh Hóa. Tàu thuyền trọng tải 200 tấn có thể cập bến Hàm Rồng, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Bái Thượng. Từ 2 cửa Lạnh Trường và Lạch Trào có thể đi sâu vào vùng trung du rất thuận lợi cho vận chuyển gỗ, tre nứa, quặng về thị xã, thị trấn ven sông, ven biển; ngược lại, các sản phẩm như muối, mắm, công nghệ, lúa gạo... có thể vận chuyển ngược lên TD & MN’.

+ Tuyến S.Cả và các phụ lưu, chi lưu: đều nằm trong địa phận Nghệ - Tĩnh

với nhiều cửa biển (cửa Thới, cửa Vạn ở phía Bắc Cửa Lò), chi lưu quan trọng của S.Cả là S.Cửa Cấm đổ ra Cửa Lò. Quan trọng hơn cả là S.Cả nối kênh Sắt ở phía Bắc với S.Con - S.Lam - S.Ngàn Sâu - Ngàn Phố - S.Nghèn - S.Rào Cái - S.Rác. Đây là tuyến sông khá phức tạp nối vùng lúa gạo, gia súc, hải sản với vùng núi giàu tài nguyên lâm sản (gỗ, tre nứa, hoa quả, lạc...). Tuyến này có các cửa biển và cảng

quan trọng; đó là cảng Cửa Lò trên sông Cấm cách Tp Vinh 20km về phía Đông Bắc (cảng quan trọng nhất của Nghệ An); Cửa Hội với cảng Bến Thủy trên S.Cả ở ngoại vi Tp Vinh; Cảng Đỏ Diệm trên S.Nghèn cách cửa Sót trên 10 km cạnh vùng sắt Thạch Khê (mỏ sắt lớn nhất của cả nước), vào trong có cửa Nhượng tàu nhỏ mới cập bến được.

+ Phía Nam đèo Ngang: có các tuyến vận tải trên S.Nhật Lệ (Đồng Hới);

theo S.Bến Hải ra cửa Tùng; theo S.Cam Lộ ra Đông Hà ra biển; theo S.Quảng Trị về thị xã rồi ra Cửa Việt; theo S.Hương qua Huế đổ ra cửa Thuận An và Tư Hiền. so với phía Bắc của vùng, thì các tuyến này ít nhộn nhịp hơn, bởi vì hàng hóa còn hạn chế, lãnh thổ hẹp ngang.

- Mạng lưới đường biển, vùng có các tuyến chính sau: Hàm Rồng -Hải

Phòng: dài 129 km nối KCN Bắc Thanh Hóa - Hải Phòng. Bến Thủy - Hải Phòng: dài 339km nối Vinh - Hải Phòng và một vài tuyến đường ven biển chí có ý nghĩa địa phương. Trong vùng chỉ có Cửa Lò là cảng lớn nhất có thể mở các tuyến về phía nam và quốc tế. Trong vùng cũng có một số địa điểm thuận lợi cho XD các hải cảng lớn, kết hợp kinh tế với quốc phòng, đó là cảng nước sâu Vũng Áng và Chân Mây.

▪ Đường hàng không: Vùng có các tuyến bay: Huế (sân bay QTế) đi Tân Sơn

Nhất và Hà Nội, Vinh - Hà Nội. Các tuyến bay này hoạt động thất thường, vì số lượng hàng hóa, hành khách ít, mặt khác thời tiết về mùa đông hạn chế hoạt động của máy bay.

▪ Đường ống: Vùng có hệ thống đường ống bắc - nam được XD trong thời

kỳ chiến tranh, nay đang được khôi phục lại phục vụ cho phát triển KT - XH.

● DH Nam Trung Bộ: đóng vai trò như bản lề nối 2 vùng bắc - nam, là nơi có các cửa biển quan trọng. Vì vậy phát triển GTVT có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong vùng mà còn có tác dụng to lớn đối với cả nước và quốc tế.

▪ Đường bộ:

- Về mạng lưới, vùng có các trục tuyến quan trọng: QL1A, 14, 24, 25, 26, 19,

27, 28. Có 51 tỉnh lộ, liên huyện, liên xã với tổng chiều dài 13.941km (quốc lộ 1.133,8 km, tỉnh lộ 1.730 km, liên huyện, liên xã 11.077,2 km). Những tỉnh, Tp có nhiều tuyến đường nhất là Quảng Nam - Đà Nẵng 20 tuyến với chiều dài 785 km; ít nhất là Khánh Hòa 3 tuyến/491,6 km. Mật độ 7,07 km/km2, 70% số xã có đường ô tô vào trung tâm.

- Các tuyến quan trọng:

+ QL1A: dài trên 1.000 km, từ đèo Hải Vân - Tp Đà Nẵng - TX Tam Kỳ -

Bình Sơn - Quảng Ngãi - Mộ Đức-Sa Huỳnh - Tam Quan - Bồng Sơn - Phù Mỹ - Phù Cát - Qui Nhơn - Tuy Hòa - Nha Trang - Cam Ranh - Phan Rang - Phan Thiết, đi qua hầu hết các Tp, thị xã của vùng duyên hải phía Đông giàu lúa gạo, hải sản và nguồn lao động .

+ Đường 14: trở thành trục dọc của miền Tây, nối cảng Đà Nẵng, hải cảng

quan trọng nhất của vùng qua An Điềm nối với Tây Nguyên (đường 14B).

+ Một vài tuyến đường ngang: Hội An - An Điềm; Tam Kỳ - Bồng Miêu -

Trà My; QL24 (từ Quảng Ngãi - Ba Tơ - Kon Tum); QL19 (Qui Nhơn - An Khê - Plâycu); QL26 (Buôn Ma Thuột - thị trấn Ninh Hòa - cảng Nha trang)...

▪ Đường sắt: vùng có tuyến đường Thống Nhất đi qua 8 tỉnh, TP của vùng. ▪ Đường sông:

- Luồng vận tải quan trọng nhất là trên hệ thống S.Thu Bồn: Từ Hội An, các

tàu thuyền vài trăm tấn ngược sông có thể lên tới hợp lưu S.Bung và S.Thu Bồn. Các tàu thuyền dưới 50 tấn có thể lên tới Bến Giang (phụ lưu S.Cái), hoặc Phước Sơn (trên S.Thu Bồn), hoặc theo kênh đào nối Đà Nẵng - Hội An. Các thuyền nhỏ có thể lên tận miền Tây của Quảng Nam.

- Tuyến vận tải trên S.Trà Khúc và S.Vệ: có ý nghĩa lớn đối với vùng đồng

bằng và trung du Quảng Ngãi. Thuyền vài trăm tấn từ cửa S.Trà Khúc có thể cập bến sông thị xã Quảng Ngãi, rồi lên Sơn Hà ở P.Tây, hoặc đến Nghĩa Hành (bến sông P.Tây Nam trên S.Vệ). Tàu thuyền nhỏ có thể lên tới miền núi Quảng Ngãi..

- Tuyến vận tải trên S.An lão: từ cửa sông tàu thuyền có thể lên bến Bồng

Sơn, rồi lên Tây Bắc cập bến An Lão, hoặc rẽ xuống Tây Nam đến bến Kim Sơn.

- Phía Nam còn có các sông ở Bình Định: sông ngắn, dốc, nhưng cũng có thể

mở các tuyến vận tải cho thuyền bè nhỏ.

▪ Đường biển: Các tuyến vận tải trong nước: Tuyến Đà Nẵng - Sài Gòn:

hàng hóa từ Đà Nẵng vào là lâm sản, than đá... và từ Tp HCM ra là LT-TP, hàng công nghệ... Tuyến Đà Nẵng - Hải Phòng: từ Đà Nẵng vận chuyển ra là các sản phẩm công nghệ, gỗ, thực phẩm... và từ Hải Phòng vào là nhiên liệu, sản phẩm công nghệ, máy móc... Các tuyến đường hàng hải quốc tế: từ Đà Nẵng đi Tôkyô, Vlađivôxtôc (về phía Bắc) và về phía Nam Singapo...

- Các cảng biển quan trọng:

+ Cảng Đà Nẵng: cảng gồm 1 bến tàu chính dài 638m, có thể cập bến cùng

một lúc 8 tàu loại 6.000 tấn, có 6 cầu tàu phụ, hệ thống kho tàng có dung tích 1,0 vạn m3 và hệ thống bốc dỡ hàng hóa. Cảng này có vị trí rất quan trọng cả về kinh tế lẫn QP, là cửa ngõ mang tính quốc tế trong mối quan hệ KT - QP đối với Hạ Lào - Việt Nam. Hiện nay cảng đã được khơi sâu, tàu viễn Dương 1,0 vạn tấn ra vào thuận lợi.

+ Cảng Qui Nhơn: nằm gần QL1A và đường sắt Thống Nhất, là đầu mối của

Plâycu, Kon Tum qua QL19 để nối với QL14 và từ đó đến Đông Bắc Campuchia bằng đường 12. Cảng được vịnh Qui Nhơn che chở, nhưng mớm nước không sâu 5,5 - 8m. Cửa sông quá rộng, lượng bùn lắng đọng nhiều. Cảng có 1 cầu tàu 150m và một số phương tiện bốc dỡ. Tàu viễn dương phải đậu ngoài vịnh, chỉ có các tàu ven biển mới vào được trong vịnh. Triển vọng của cảng này khá lớn nhờ vào các nguồn tài nguyên N - L - N và khoáng sản ở Tây Nguyên, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.

+ Cảng Nha Trang: nằm sát đường xe lửa và QL1A, cũng là đầu mối của

QL26 đi Buôn Ma Thuột, sang Crachê (Cămpuchia), lên Đà Lạt (Tp nghỉ mát và giàu tài nguyên về lâm sản cây CN...). Cảng trông ra một vùng biển đẹp, giàu hải sản. Ngoài việc tiếp nhận hàng hóa, cảng còn làm nhiệm vụ đưa đón khách du lịch, nghỉ mát. Bên cạnh cảng còn có sân bay cùng tên ở phía Bắc cảng Cam Ranh (cảng quân sự lớn nhất).

+ Cảng Cam Ranh: Đây là cảng thiên nhiên nổi tiếng TG, nằm trên tuyến

tiền tiêu nhìn ra đường hàng hải quốc tế quan trọng nối TBD - ÂĐD. Cảng nằm trong vùng biển có Hòn Tánh án ngữ che chở. Vùng biển của cảng rộng 40.000ha, trong đó 4.800ha có độ sâu ≥ 10m, có thể tiếp nhận tàu 8,0 vạn tấn, có thể chứa được một hạm đội lớn (1905 trong chiến tranh Nga - Nhật, một hạm đội của Nga với 250 tàu, có 100 tàu chiến, 150 tàu vận tải đã vào trú quân trong vịnh, mà chỉ chiếm một diện tích nhỏ). Ở đây có cửa S.Ba Ngòi đổ ra, có hồ chứa nước ngọt, lại có nguồn điện từ Đa Nhim cách đó 62km dẫn tới. Vùng lân cận có nhiều cảng, vũng, vịnh, đảo, bán đảo, mà quan trọng nhất là cảng Nha Trang hỗ trợ. Về kinh tế, Cam Ranh có nhiều triển vọng, nhờ có sẵn nguồn nguyên liệu như cát thủy tinh, muối, cá, san hô... Ở đây có khả năng hình thành KCN thủy tinh, lọc - hóa dầu...

+ Cảng Hội An trên cửa S.Thu Bồn nổi tiếng từ rất lâu. Vào đầu thế kỷ, cảng

nằm trên một vùng rộng có nhiều bãi nổi như những hòn đảo, sau đó bị phù sa lấp đầy, cửa sông tiến ra biển thành cửa Đại làm cho Hội An nằm sâu trong đất liền, vì thế vai trò không còn như xưa nữa.

Ngoài ra, trong vùng còn một số cảng khác đã được hình thành, nâng cấp

như cảng Liên Chiểu, Kỳ Hà, Dung Quất...

▪ Đường hàng không: tuy có trình độ phát triển kinh tế thấp, nhưng trong

chiến tranh Mỹ đã XD một hệ thống sân bay quân sự dày đặc. Sau 1975, chúng ta đã khôi phục và đưa vào hoạt động một số sân bay như Đà Nẵng, Nha Trang, Phù Cát, Đông Tác, Chu Lai, Cam Ranh.

- Đà Nẵng là sân bay quốc tế, sân bay cấp II và III, năng lực đón khách 60 vạn lượt/năm, đang được cải tạo lại.

- Các sân bay nội địa: Phù Cát (Bình Định) là sân bay cấp II, năng lực đón

khách 6,0 vạn lượt/năm. Nha Trang là sân bay cấp III, năng lực đón khách 2,6 vạn lượt/năm. Sân bay Phú Yên (phục hồi năm 1996). Sân bay Chu Lai (phục hồi 2005).

3.6. Định hướng phát triển.

3.6.1. Vị trí vai trò của vùng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

● Bắc Trung Bộ: Nằm giữa vùng KTTĐPB' và vùng KTTĐMT trên hành lang kĩ thuật quốc gia hướng bắc - nam (đường bộ, sắt, điện cao thế...) và hướng đông - tây (đường 7, 8, 9, 12) nối Lào - Biển Đông; có sân bay Huế, Vinh; có cảng nước sâu (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây). Như vậy, vùng có lợi thế trong việc

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w