Hệ thống các trục tuyến giao thông

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 86)

- Định hướng chung:

4. TÂY NGUYÊN 1 Vị trí địa lý:

4.5.2. Hệ thống các trục tuyến giao thông

Đường ô tô: Là một bộ phận của hệ thống vận tải cả nước, Tây Nguyên còn hội nhập với mạng lưới GT quốc tế sang Lào và Cămpuchia với các tuyến nối với DH miền Trung .

▪ Tổng chiều dài quốc lộ chạy qua Tây Nguyên là 1.619,7 km. Các tuyến

đường chính:

- QL14: từ TP Plâycu (điểm cuối đường HCM) - Kiến Đức (Đắc Lắc) - Đông Nam Bộ. Đây là tuyến chạy xuyên suốt các tỉnh Tây Nguyên, có thể coi là xương sống của vùng.

- QL24: từ Thạch Trụ (Quảng Ngãi) đi Kon Tum dài 164 km (qua Kon Tum 99 km)

- QL40: từ Đắc Tô đi Plâycu sang Lào.

- QL19: từ ngã ba Phú tài (Bình Định) đi Plâycu - Đắc Tô sang Cămpuchia

(qua Gia Lai 168 km). Đây là một trong những tuyến đường ngang quan trọng của vùng nối với cảng Qui Nhơn, chất lượng còn khá tốt.

- QL25: từ Tuy Hòa (Phú Yên) - Mỹ Thạch (Gia Lai) dài 183 km (qua G.Lai

111 km)

- QL26: từ Ninh Hòa (Kh.Hòa) đi Buôn Ma Thuột dài 151km (qua Đ.Lắc

119 km)

- QL27: từ Phan Rang (Ninh Thuận) đi Buôn Ma Thuột, đoạn qua Đắc Lắc

84 km

- QL28: từ Long Thạch (Bình Thuận) đi Đắc Nông, qua Đắc Lắc 58 km.

Bảng 6.19. Mạng lưới và chất lượng đường bộ ở Tây Nguyên tính đến 2002. (km). Hạng mục Chiều dài Tình trạng mặt đường

Nhựa và bê tông

nhựa Đá dăm Cấp phối Đất

Quốc lộ 1619.7 948.0 Tỉnh lộ 1782.3 5 232.92 26.05 619.79 904.5 Huyện lộ 4057.0 217.8 6.8 239.8 3592.8 Đường xã 8851.0 9851.0 Tỉ trọng (%) 9.09 7.28 0.29 6.73 76.60

▪ Hệ thống đường tỉnh lộ chiều dài 1.782 km (Kon Tum có 3 tuyến - 176 km, Gia Lai 12 tuyến - 583 km, Đắc Lắc 10 tuyến - 633 km). Tình trạng đường: đường rải nhựa 5,8%, đường đá răm 1,8%, đường cấp phối 34,8%, đường đất 57,6%.

▪ Đường liên huyện 4.507 km, đường liên xã, thôn 8.851 km. Chủ yếu là đường đất, ngay ở trung tâm huyện cũng chỉ có 2-3 km đường nhựa.

● Đường hàng không: Tây Nguyên có 3 sân bay đang khai thác.

- Sân bay Plâycu (Gia Lai): thuộc loại cấp IV, trực thuộc cụm cảng

M.Trung, diện tích nhà ga 350m2, một đường băng dài 1.828m, năng lực vận chuyển 0,5 triệu hành khách/năm. Các tuyến bay đi Tp HCM và Đà Nẵng và ngược lại.

- Sân bay Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc): sân bay cấp III, trực thuộc cụm cảng

hàng không phía Nam. Diện tích nhà ga 1.150m2, có một đường băng dài 1.800m. Các tuyến bay đi Hà Nội (trung chuyển qua Đà Nẵng), đi Tp HCM và ngược lại.

- Sân bay Liên Khương (Lâm Đồng) cấp III. Sân bay này chỉ đón được các loại máy bay nhỏ. Các tuyến bay đi Hà Nội (trung chuyển qua Đà Nẵng), đi Tp

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w