- Định hướng chung:
4. TÂY NGUYÊN 1 Vị trí địa lý:
4.6. Định hướng phát triển
4.6.1. Vị trí của vùng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Tây Nguyên có vị trí quan trọng giáp với 2 nước Lào và Cămpuchia, gắn bó với DH Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ thông qua các tuyến GT như QL19, 14, 20, 25, 26. Cũng rất gần với các trung tâm lớn như Tp HCM, Đà Nẵng, Nha Trang - là thị trường tiêu thụ sản phẩm và cũng là nơi cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho vùng. Giáp Lào và Cămpuchia thông qua các cửa khẩu Đức Cơ, Ngọc Hồi có điều kiện để trao đổi, giao lưu hàng hóa, hợp tác đầu tư và mở rộng thị trường. Tây Nguyên có thủy điện Yaly, một công trình thủy điện lớn - đây là điều kiện để thúc đẩy hợp tác về thủy điện trong tam giác Tây Nguyên - Nam Lào - Đông Bắc Cămpuchia, phục vụ cho phát triển kinh tế của quốc gia và khu vực và hàng loạt các nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng trong những năm gần đây. Tây Nguyên có diện tích đất đỏ ba dan rộng lớn (1,4 triệu ha), rất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao. Tây Nguyên chiếm gần 30% diện tích rừng tự nhiên cả nước. Khoáng sản khá phong phú, tạo cơ sở cho phát triển KT-XH của vùng. Đặc biệt là quặng bô xít khi được khai thác sẽ làm thay đổi về KT-XH của vùng. Các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống lao động cần cù, tinh thần đấu tranh bất khuất trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng kinh tế. Tây Nguyên có nhiều sản phẩm có ý nghĩa quốc gia.
▪ Tuy nhiên, Tây Nguyên đang đứng trước nhiều thử thách lớn. Đó là: Sự
hạn chế về tự nhiên; về đầu tư, nguồn nhân lực; về yếu tố bên ngoài (chủ yếu là thị trường). Ngoài ra, còn có các yếu tố khác về dân cư, dân tộc, văn hóa, y tế, GD. Đây là vùng có nhiều khó khăn, do vậy chương trình xóa đói-giảm nghèo là một trong những trọng tâm lớn cần giải quyết trong thời gian tới. Lượng mưa hàng năm khá cao (1.700-2.000mm) nhưng 90% lượng mưa tập trung trong 6 tháng mùa mưa (tháng 5 - 11). Vì vậy, 6 tháng mùa khô rất thiếu nước, hạn hán kéo dài cùng với diện tích rừng ngày càng thu hẹp. ĐTĐNT còn khá lớn đang có xu hướng gia tăng, đất đang bị xói mòn, rửa trôi, sa mạc hóa. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế và dân trí so với các vùng khác là rất lớn. Trình độ học vấn của dân cư còn thấp, thiếu đội ngũ giáo viên, thầy thuốc... CSHT giao thông, thủy lợi, bưu chính viễn thông còn nghèo nàn, lạc hậu. Các dự án ĐTNN vào đây còn rất ít. Công nghiệp còn rất yếu kém do CSHT, trang thiết bị lạc hậu. Cơ cấu công nghiệp không hợp lý. Hầu như không có ngành công nghiệp mũi nhọn. Vấn đề môi trường nổi cộm hiện
nay là sự cạn kiệt tài nguyên rừng, việc phục hồi, trồng mới gặp rất nhiều khó khăn (nhất là vào mùa khô).
4.6.2. Định hướng phát triển
a. Định hướng chung:
Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ; Phát triển nông - lâm hàng hóa. Thực hiện đổi mới trang thiết bị hiện có; trang bị công nghệ tiên tiến cho các cơ sở mới, nhất là những cơ sở phục vụ cho CNCB' nông - lâm, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường và hướng vào xuất khẩu.
Bảo vệ rừng, nâng độ che phủ lên 65-70% vào năm 2010. Tăng cường đầu tư CSHT, ưu tiên giải quyết vấn đề nước, GT, điện, trường học, trạm xá, TTLL, phát thanh truyền hình.
Tạo việc làm cho người lao động, tăng tỉ lệ lao động trong công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tạo điều kiện để đồng bào dân tộc tiếp cận với phương thức sản xuất và công nghệ mới. Xóa đói, từng bước giảm nghèo, đảm bảo nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập và chữa bệnh nhằm nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc.
Phát triển kinh tế gắn với BVMTST, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và giữ gìn nguồn nước, tăng độ phì của đất, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học...