Tài nguyên nhân văn

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 80)

- Định hướng chung:

4. TÂY NGUYÊN 1 Vị trí địa lý:

4.3. Tài nguyên nhân văn

Tây Nguyên có 37 dân tộc (người Việt 60%). Mật độ 89 ng/km2. Tốc độ tăng dân số 3,4%/năm (chủ yếu là gia tăng cơ học). Tỉ lệ dân thành thị (2005) 28,02%%. Dân cư phân bố không đều, tập trung ở các TX, thị trấn, ven các trục GT (Tp Buôn Ma Thuột 1.500 ng/km2, Tp Plâycu 2.200 ng/km2, TX Kon Tum 1.400ng/km2). Một số huyện vùng cao, mật độ chỉ 12 - 13ng/km2. Kết cấu dân tộc gần đây có thay đổi (ngoài dân bản địa: Xêđăng, Bana, Êđê, Giarai, Cơho, Mạ, M'nông...), Tây Nguyên đã tiếp nhận số lượng khá lớn dân cư từ Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ đến khai thác kinh tế. Ở đây cũng xuất hiện một số dân tộc ở TDMN'PB' di cư vào từ 1990. Một số dân tộc còn sống du canh, du cư, phát nương, làm rẫy đã gây tổn thất lớn cho nguồn tài nguyên rừng ở đây.

Về cư trú, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các dân tộc ở đây thường sống xen kẽ với nhau. Tuy nhiên, cũng có những địa bàn cư trú nhỏ, riêng biệt của một số dân tộc. Ví dụ: Người Bana cư trú chủ yếu ở phía nam cao nguyên Kon Tum và Plâycu (> 11,0 vạn). Người Giarai (18 vạn), tập trung chủ yếu từ phía tây TX Kon Tum kéo dài xuống Chư Páh, Chư Pông, tiếp giáp với người Xêđăng ở phía bắc và tây bắc. Người Êđê (14 vạn) chủ yếu ở Đắc Lắc.

Các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống yêu nước và trung thành với sự nghiệp CM thể hiện trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Buôn Ma Thuột là điểm mở đầu cho chiến dịch HCM lịch sử, GP M.Nam, thống nhất đất nước. Về VH, mỗi dân tộc có một đặc trưng riêng. Nhưng nhìn chung hoạt động VH đều phản ánh đời sống sản xuất và bảo vệ Tổ quốc (các điệu đàn đá, đàn tơ rưng, múa giã gạo, hội đâm trâu đậm đà bản sắc dân tộc, phản ánh tình yêu đất nước, con

người, chí khí bất khuất của những người chủ trên cao nguyên này). Sau 1975 đến nay, với chính sách phân bố lại dân cư - lao động và XD vùng kinh tế mới, Tây Nguyên đã có nhiều thay đổi. PTSX mới, thâm canh, định canh, định cư đã trở thành phổ biến. Việc tiếp nhận nền VH mới và bảo tồn những tinh hoa văn hóa bản địa cần được đặt ra trong chiến lược khai thác nguồn tài nguyên nhân văn của vùng.

4.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội. 4.4.1. Nông nghiệp.

Thế mạnh hàng đầu là cây công nghiệp: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dâu tằm, bông...

- Cà phê: Tây Nguyên có 2 vùng cà phê lớn là vùng cà phê Buôn Ma Thuột

và các huyện lân cận như Krông Pách, Đắcmin, Krông Ana, Krông Búc và vùng cà phê Gia Lai. Đây là cây chủ lực của cả nước. Diện tích cà phê tăng rất nhanh, năm 1985 có 29,0 ngàn ha, thì đến 1995 tăng lên 147,3 ngàn ha và năm 2005 tăng lên 445,4 ngàn ha. Năng suất cà phê cũng tăng nhanh, năm 1980 là 600 - 700kg/ha, năm 1994 là 1,78 tấn/ha. Nhiều hộ nông dân đạt 4 - 5 tấn/ha. Năng suất tăng nhanh là do thực hiện tốt cơ chế khoán, các hộ đã đầu tư thâm canh, chăm sóc, bảo vệ vườn cây và thực hiện tốt chế độ nước tưới cho cà phê trong mùa khô. Mặt khác, trong những năm 1991-1995, giá cà phê trên thế giới tăng đã tác động mạnh đến việc thâm canh và mở rộng diện tích. Năm 2005, Tây Nguyên chiếm 89,54% diện tích và 98,35% sản lượng cà phê cả nước.

Bảng 6.14. Diện tích và sản lượng cà phê (nhân) của các tỉnh ở Tây Nguyên 1995, 2000, 2005.

Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)

1995 2000 2005 1995 2000 2005 Cả nước 186,4 561,9 497,4 218,1 802,5 776,4 Tây Nguyên 147,3 468,6 445,4 180,4 689,9 763,6 Kon Tum 3,3 14,4 75,9 1,7 20,7 106,1 Gia Lai 18,4 81,0 10,8 8,4 116,9 14,3 Đắk Lắk 87,2 259,0 170,4 150,0 370,6 330,7 Đắk Nông - - 70,8 - - 100,7 Lâm Đồng 38,4 114,2 117,5 20,3 181,7 211,8

- Cao su: Về mặt sinh thái, cao su thích hợp với nhiệt độ 25-300C, cần nhiều ánh sáng, không chịu được gió mạnh. Ở Tây Nguyên, cao su phân bố ở độ cao > 600m, tập trung chủ yếu ở phía tây và nam của Gia Lai và Đắc Lắc. Diện tích năm

1980 là 28,9 ngàn ha, năm 2001 là 97,2 ngàn ha (cho kinh doanh 73 ngàn ha). Bình quân mỗi năm trồng ~ 6.000 ha (chủ yếu là phát triển trong mấy năm gần đây). Do mới trồng, nên năng suất còn thấp 760kg/ha, sản lượng 68.000 tấn. Trong thời gian trên 10 năm trở lại đây, việc trồng cao su ở Tây Nguyên đã khẳng định cây cao su phát triển tốt, mô hình trồng cao su ở Đắc Lắc và Gia Lai đã hấp dẫn mạnh mẽ các tổ chức, các thành phần kinh tế và các hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển cao su. Năm 2005, diện tích cây cao su của Tây Nguyên là 109,4 nghìn ha (chiếm 23,0% cả nước)

- Cây chè. Trong số các cây công nghiệp, thì cây chè đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nước, nắng nóng khốc liệt, chè bị chết nhiều, chất đất ít thích hợp, thị trường tiêu thụ kém ổn định... Diện tích chè đang giảm dần ở Gia Lai và Lâm Đồng. Năm 2001 diện tích là 22.358 ha (tập trung ở Lâm Đồng (21.260ha), Biển Hồ, Bầu cạn (Gia lai). Sản lượng 128.000 tấn. Năm 2005, diện tích chè là 27,0 nghìn ha (chiếm 22,0% cả nước). Tỉnh Lâm Đồng có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước (chiếm khoảng 25%)

- Cây hồ tiêu. Là cây lấy hạt, có nhu cầu lớn trong thực phẩm. Sản lượng không cao, nhưng có giá trị XK với giá thành cao. Hồ tiêu mới phát triển lên Tây Nguyên. Năm 1985 chỉ có ~ 45 ha, đến 1994 là 1.208 ha và 2001 tăng lên 11.000 ha (Đắc Nông > 8.000 ha, Gia Lai 2.000 ha). Sản lượng 8.213 tấn (sau Đông Nam Bộ). Cây hồ tiêu đòi hỏi nhiệt độ cao ~ 250C, cần nhiều ánh sáng, thích hợp trên đất đỏ ba dan, thân mềm cần có cọc để bám dựa.

- Cây điều cũng là một trong những cây cho sản phẩm chủ lực của vùng và cả nước. Diện tích tăng khá nhanh. Năm 1990 mới có 3,8 ngàn ha, thì đến 2001 tăng lên 23,6 ngàn ha (tăng 6 lần). Sản lượng năm 2001 đạt 7.728 tấn. Phân bố ở Gia Lai (8,3 ngàn ha), Đắc Lắc (6,8 ngàn ha) và Lâm Đồng (8,3 ngàn ha).

- Cây dâu tằm: Ở đây đã hình thành vùng trồng dâu nuôi tằm lớn nhất cả nước. Năm 2001 có ~ 5.943 ha dâu. Sản lượng > 30 ngàn tấn (chiếm > 80% sản lượng cả nước). Riêng Lâm Đồng chiếm 94% diện tích và 84% sản lượng toàn vùng. Tuy nhiên từ 1993 đến nay, diện tích không tăng mà có xu hướng giảm (ví dụ: Đắc Lắc, năm 1993 diện tích 1.400 ha thì đến 1995 giảm còn 450 ha), nguyên nhân là do giá tơ XK giảm. Tại Lâm Đồng đã XD một cụm CNCB' tơ lụa hiện đại gồm 5 nhà máy ươm tơ tự động (công suất gần 500 tấn tơ/năm), một nhà máy dệt lụa hiện đại (công suất 2 triệu mét/năm) và một dây chuyền nhuôm và in hoa.

- Cây bông vải: Bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2000 và cho năng suất khá cao. Diện tích trồng bông (2006) là 16.600 ha (cả nước 34.800 ha). Nơi trồng nhiều nhất là Đắc Lắc, đã giải quyết một phần nguồn nguyên liệu cho CN dệt ở nước ta.

- Cây ăn quả: Cây ăn quả còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong các cây dài ngày. Năm 1995 có ~ 14.000 ha, đến 2001 tăng lên 15.158 ha, sản lượng đạt 71,8 ngàn tấn. Các cây chủ yếu là xoài, hồng xiêm, sầu riêng, bơ, chuối... phát triển ở hầu khắp các tỉnh. Riêng Lâm Đồng có nhiều cây ăn quả ôn đới chất lượng cao như hồng, dâu tây... và đang phát triển mạnh. Nhìn chung, việc phát triển cây ăn quả của Tây Nguyên chưa được quan tâm đúng mức từ khâu nghiên cứu, chọn giống lai tạo, kĩ thuật canh tác, tạo nguồn nước tưới đến khâu bảo quản, CB', tổ chức tiêu thụ.

Bảng 6.15. Diện tích gieo trồng cây CN lâu năm của Tây Nguyên và TD-MN’PB’ năm 2005.

Cả nước

Tây Nguyên MN & TD phía Bắc (1000 ha) % so cả nước (1000 ha) % so cả nước Cây công nghiệp lâu

năm 1633,6 634,3 38,83 91,0 5,57 - Cà phê 497,4 445,4 89,55 3,3 0,66 - Chè 122,5 27,0 22,04 80,0 65,31 - Cao su 482,7 109,4 22,66 - 0,00 - Các cây khác 531,0 52,5 9,89 7,7 1,45

● Thế mạnh thứ 2 của Tây Nguyên là chăn nuôi gia súc. Chủ yếu là đàn bò.

Năm 1990 tổng đàn bò của vùng là 302,8 ngàn con, thì đến 1999 là 533,7 ngàn con và 2005 tăng lên 616,9 ngàn con (11,13% cả nước); đàn trâu với (2005) 71,9 ngàn con (2,46%); đàn lợn 1590,5 ngàn con và đàn dê, cừu 39.216 con.

● Về cây lương thực: vùng rất coi trọng đến trồng cây lương thực để hỗ trợ

cho trồng cây công nghiệp Năm 2005, diện tích cây LT là 428,8 ngàn ha (lúa 192,2 ngàn ha, 36,5% là lúa nương). SLLT qui thóc 1680,4 ngàn tấn, BQLT/ng 353,2 kg (sản lượng lúa 717,3 ngàn tấn, Đắc Lắc 236,3 ngàn tấn và Gia Lai 233,7 ngàn tấn). Hai tỉnh này chiếm 66,0% SLLT cả vùng).

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w