Sinh vật Vùng có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đặc trưng nhất

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 112)

- Định hướng chung:

6. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL) 1 Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của vùng.

6.2.5. Sinh vật Vùng có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đặc trưng nhất

của Việt Nam.

▪ Về thực vật tự nhiên: quan trọng nhất là rừng ngập mặn ven biển. Ở Bạc

Liêu và Cà Mau có > 150.000 ha (với ~ 46 loài khác nhau, chủ yếu là đước). Ở Kiên Giang chủ yếu là rừng tràm, nhiều nhất là U Minh (171.000 ha). Xét về kinh tế, rừng ven biển có giá trị ~ lớn (14 loài cây cho ta nanh, 30 loài cho gỗ và củi, 24 loài phân xanh, 14 loài làm thức ăn cho người và gia súc, 5 loài làm thuốc, 21 loài cho hoa để nuôi ong lấy mật). Rừng ngập mặn còn góp phần giữ phù sa bồi đắp cho đồng bằng và cải tạo đất.

▪ Về động vật: có ý nghĩa kinh tế nhất là cá tôm, có trữ lượng lớn nhất cả

nước, phân bố chủ yếu ở cửa sông và vùng vịnh Thái Lan. Riêng vùng vịnh Thái Lan (36% cả nước), cá nổi (20%), tôm (50% trữ lượng tôm cả nước). Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có năng suất nguyên sinh cao nhất cả nước (năng suất cao gấp 10 lần các vùng ven biển khác của cả nước). Về chất lượng có nhiều giống tôm, cá quí như cá bạc má, cá lẹp, trích, nục, thu, ngừ... Tôm có tôm he, tôm vộ... Mực có mực nang, mực ống... Ngoài ra còn có đồi mồi, rắn, trăn các loại.

▪ Về thủy sản nội địa: chủ yếu là tôm cá nước ngọt và lợ trong các sông ngòi,

kênh rạch. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh, cá chép, cá ba tra, cá bống...

▪ Về động vật trên cạn: quan trọng nhất là chim tự nhiên (với ~ 386 loài). Từ

xưa tới nay đã hình thành nhiều khu vực trú ngụ của các loài chim tạo thành vườn chim rất độc đáo. Đây thực chất là hệ sinh thái đặc trưng của vùng (tràm - chim) tạo thành một trạng thái cân bằng ổn định, nếu một phần nào bị mất đi thì các thành phần khác cũng bị ảnh hưởng. Các vườn chim tự nhiên nổi tiếng hiện nay là Ngọc Hiển, Cái Nước, Vĩnh Lợi (Bạc Liêu, Cà Mau), vườn Cù Lao Đất (Bến Tre), vườn U Minh, Giá Rai, Hồng Dân... Về mặt kinh tế, đây là nguồn thực phẩm có giá trị (thịt, trứng), nguồn phân bón cho sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu, là nơi thu hút khách du lịch tham quan và các nhà NCKH. Về thú có ở các dải rừng ven biển như khỉ, lợn rừng, động vật có vú ăn cá.

▪ Ý nghĩa kinh tế của rừng ngập mặn:

- Rừng ngập mặn ở Việt Nam phân bố dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam, nhưng hầu hết là ở ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Tp HCM), nhiều nhất là vùng Đất Mũi. Hệ sinh thái rừng ngập mặn của vùng này là nguồn tài nguyên quan trọng, có giá trị không chỉ về kinh tế, mà còn về sinh học và môi trường, đang được nhiều nhà kinh tế, môi trường và sinh học quan tâm.

- Rừng ngập mặn là vùng có hệ sinh thái đặc biệt, đem lại nhiều lợi ích cho con người từ nhiều góc độ khác nhau; Rừng ngập mặn ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp tới sản xuất, sinh hoạt và môi trường của địa phương (ảnh hưởng trực tiếp của nó là các loại thực phẩm như cá, hải sản, nguyên liệu lợp nhà và các loại dược liệu). Rừng ngập mặn là nơi trú ngụ và môi trường sinh sản của các loài thủy-hải sản; có chức năng như hệ thống đê tự nhiên ngăn chặn một phần sự xâm nhập mặn của biển vào đất liền; như một hệ thống lọc, làm giảm các độc tố gây ảnh hưởng tới nguồn nước mặt và nước ngầm cũng như đất canh tác. Rừng ngập mặn còn giữ vai trò như một vùng đệm chống sự tàn phá của bão biển; ngăn chặn sự xâm lấn của biển; tạo môi trường sinh sống cho các loài sinh vật (tôm, cá, lưỡng cư, bò sát, các loài chim và thú); là cơ sở thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Năm Căn (Cà Mau) có diện tích lớn thứ 2 ở ĐNÁ, có thể nói đây là phòng thí nghiệm sinh động về hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam và khu vực với đặc thù là rừng tràm đước và chim. Hai sân chim Vĩnh Thành (Vĩnh lợi) và Tân Khánh (Ngọc Hiển) là các điểm du lịch rất hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Ở đây có thể xây dựng cụm di lịch sinh thái

▪ Vấn đề đặt ra: Rừng ngập mặn đang bị suy giảm nghiêm trọng. Cụ thể, năm 1950 diện tích rừng đước dọc bờ biển nước ta (chủ yếu là ở Nam Bộ) 40,0 vạn ha, đến 1982 chỉ còn 25,2 vạn ha. Thời kỳ từ 1960-1970, hoạt động quân sự của Mỹ đã phá hủy 12,4 vạn ha rừng đước (trong đó, Cà Mau là 5,2 vạ ha). Sau 1975, Nhà nước đã nỗ lực khôi phục lại, nhưng rừng ngập mặn vẫn tiếp tục suy giảm do việc phá rừng lấy gỗ và mở rộng diện tích canh tác (nuôi tôm). Những hoạt động chính gây nên sự suy giảm này là do chặt rừng lấy gỗ củi, biến vùng đầm lầy thành vùng nuôi tôm. Chính sự phát sạch rừng đước để làm vuông nuôi tôm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng đước (đặc biệt ở Cà Mau).

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w