Hệ thống đô thị.

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 28)

c. Lâm nghiệp:

1.5.1.Hệ thống đô thị.

Đông Bắc: Hệ thống đô thị gồm 7 TP, 10 TX, 95 huyện và 115 thị trấn. Tỉ

lệ dân đô thị 19,29%. Các TP, TX đều là những TT KT, CT, VH, KH của từng tỉnh. Ngoài ra còn có chức năng mang ý nghĩa liên vùng (Tp Hạ Long - TT phụ của vùng KTTĐPB’). Các Tp lớn của vùng:

- Tp Thái Nguyên: là TTCN lớn có phạm vi ảnh hưởng là Bắc Kạn, Tuyên

Quang, Cao Bằng. Những trung tâm phụ là các thị xã tỉnh lỵ, đỉnh tứ giác đô thị được liên hệ bởi các tuyến đường 2, 3, 4,... Thái Nguyên có vị trí quan trọng trong mối liên hệ KT-XH với các tỉnh Việt Bắc, lại rất gần với Hà Nội, có nhiều tiềm năng để phát triển KT-XH, hỗ trợ đắc lực cho việc khai thác vùng Duyên hải Đông Bắc và vùng KTTĐ phía Bắc. Thái Nguyên có chức năng chính sau: Là trung tâm VH, GD-ĐT, YT của vùng Việt Bắc; Là TP CN nặng (gang - thép); là đầu mối GTVT với các tỉnh miền núi P.Bắc; Có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng.

- Tp Việt Trì: là TTCN lớn có phạm vi ảnh hưởng là Phú Thọ, Yên Bái, Lào

Cai dọc theo tuyến QL 2, 70. Tp nằm ở ngã ba sông Hồng và sông Lô, gần đền Hùng, có tuyến đường bộ và đường sắt nối với tây nam Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai, có quan hệ mật thiết với các tỉnh Yên Bái, Lào Cai và với Đồng bằng sông Hồng. Thành phố có chức năng chính sau: Là TP công nghiệp nặng (hóa chất, cơ

khí tàu, VLXD), công nghiệp nhẹ (dệt, giấy), công nghiệp điện tử, công nghiệp CB' LT-TP, tiêu dùng; Là đầu mối GT trung chuyển hàng hóa với Hà Nội và Đồng bằng sông Hồng; Là trung tâm KT, CT, VH, KH-KT của tỉnh Phú Thọ, trung tâm giao lưu phát triển ở phía tây của vùng Đông Bắc.

- Tp Hạ Long, là trung tâm quan trọng của vùng với phạm vi ảnh hưởng là

Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Ninh. Tp có chức năng chính: là Tp trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, giữ vai trò là tỉnh lỵ, trung tâm CT, KT, VH của tỉnh. Ngoài ra, đây còn là trung tâm du lịch, nghỉ mát có ý nghĩa quốc gia - quốc tế. Là đầu mối GT của vùng (có cảng nước sâu Cái Lân là đầu mối chính). Là trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của vùng và có vị trí quan trọng về AN-QP.

- Ngoài 3 TP trên, các thị xã còn lại (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Cam Đường, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghĩa Lộ, Sông Công, Phú Thọ, Bắc Giang, Cẩm Phả, Uông Bí) đều là các trung tâm cấp tỉnh có ý nghĩa trong phạm vi tỉnh và liên tỉnh.

Tây Bắc. Hệ thống đô thị (2005) 1 TP, 3 thị xã, 32 huyện. Tỉ lệ dân đô thị 13,91%.

- Tp Điện Biên. Mới được tách ra từ tỉnh Lai Châu 01/2004, là TP tỉnh lỵ,

trung tâm CT, KT, VH của TP Điện Biên; Là đầu mối giao thông quan trọng, vựa lúa lớn nhất của Tây Bắc (Mường Thanh). Khi tuyến đường xuyên Á (Nam Trung Quốc - Đông Dương) hoàn thiện, thì Điện Biên trở thành cực tăng trưởng quan trọng của vùng. Đây là trung tâm du lịch quan trọng của cả nước, có sân bay Mường Thanh, cửa khẩu Tây Trang. Dân số hiện nay 26.700 người, dự kiến tăng lên 61.000 (2010).

- Thị xã Sơn La, là thủ phủ của "khu tự trị Tây Bắc" trước đây, đây sẽ là

trung tâm thủy điện lớn nhất cả nước (Tạ Bú). Thị xã sẽ là trung tâm CT, KT, VH của tỉnh và chùm đô thị Sơn La, là cực tăng trưởng với TTCN thủy điện - du lịch sinh thái và đầu mối giao lưu với toàn vùng Tây Bắc. Qui mô dân số 64.500 người, dự kiến tăng lên 92.000 người (2010).

- Thị xã Hòa Bình. Là thị xã tỉnh lỵ, trung tâm thương mại, VH, du lịch của

tỉnh, trung tâm công nghiệp thủy điện, cửa ngõ giao lưu giữa Tây Bắc - Hà Nội – Đồng bằng sông Hồng và vùng KTTĐPB'. Qui mô dân số hiện nay 75.000 người, dự kiến tăng lên 120.000 người (2010).

- Thị xã Lai Châu - Mường Lay là trung tâm KT - QP quan trọng của Lai Châu và Tây Bắc. Dân số hiện nay 13.100 người, dự kiến là 10.000 người (2010), nếu tính cả thị trấn Mường Lay sẽ là 15.000 người.

- Thị trấn Mộc Châu, nằm ở phía nam tỉnh Sơn La. Điều kiện tự nhiên thuận lợi (nằm trên cao nguyên cùng tên) thuận lợi cho phát triển N - CN. Là trung tâm kinh tế của các huyện phía nam tỉnh Sơn La. Thế mạnh: chăn nuôi, cây công nghiệp, cây ăn quả và CNCB' N - L cung cấp cho cả ngoài vùng.

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 28)