- Định hướng chung:
d. Ba vùng KTTĐ đóng góp 64,5% giá trị XK và thu hút phần lớn các dự án ĐTNN.
án ĐTNN.
Do ưu thế về CSHT và điều kiện sống, các vùng KTTĐ là khu vực chủ yếu thu hút vốn FDI so với cả nước. Có thể nói rằng hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời gian qua thể hiện rõ nhất trên các địa bàn này. Chỉ tính năm 2005, cả nước có 970 dự án đầu tư nước ngoài được cấp GP, thì 3 vùng KTTĐ thu hút 892 dự án (91,95% số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam). Qui mô TB của một dự án 7,316 triệu USD (TB của cả nước 7.051 USD). Vùng KTTĐPN có qui mô lớn nhất (cả về số dự án và vốn đầu tư), tiếp đến vùng KTTĐPB, Vùng KTTĐMT còn rất hạn chế. Như vậy, hai vùng KTTĐ P.Bắc và P.Nam có tốc độ thu hút và thực hiên vốn FDI khá cao so với cả nước, vùng KTTĐMT thấp hơn nhiều
Bảng 6.30. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp GP năm 1988 - 2005 của 3 vùng KTTĐ
Số dự án
Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)
Tổng số Trong đó: Vốn pháp định Tổng số Nước ngoài góp Việt Nam góp Tổng số 7279 66244,4 30270,6 25285,4 4985,2 Tỉ trọng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Ba vùng 6408 57825,2 25795,6 21418,9 4376,7 Tỉ trọng 88,0 89,29 85,21 84,70 87,79 Vùng KTTĐPB 1543 18049,1 8241,5 6378,6 1862,9 Tỉ trọng 21,20 27,25 27,23 25,23 37,37 Vùng KTTĐMT 225 3226,0 1654 1063,2 590,8 Tỉ trọng 3,09 4,87 5,46 4,20 11,85 Vùng KTTĐPN 4640 36550,1 15900,1 13977,1 1923,0 Tỉ trọng 63,74 57,17 52,52 55,27 38,57 Dầu khí ngoài khơi 49 2897,8 2355,3 2210,0 145,3 Tỉ trọng 0,67 4,37 7,78 8,74 2,91 Các vùng còn lại 871 8419,2 4475 3866,5 608,5 Tỉ trọng 11,97 12,71 14,78 15,29 12,21 e. Định hướng phát triển.
- Xây dựng hệ thống kinh tế mở gắn với thị trường trong và ngoài nước. Chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nhanh chóng xây dựng CS HT KT-XH vững mạnh, kết hợp tăng trưởng kinh tế cao với giải quyết tốt vấn đề xã hội, BVMT với mục tiêu phát triển bền vững. Một số chỉ tiêu kinh tế so với cả nước là: GDP (70%); Công nghiệp (61%); Dịch vụ (67%), Thu ngân sách (khoảng 70 - 75%); Giá trị xuất khẩu (trên 80%);
- Hình thành bộ khung tăng trưởng ở các vùng trên cơ sở tiếp tục phát triển các lãnh thổ trọng điểm làm động lực theo hướng CNH', phát triển theo chiều sâu, đem lại hiệu quả cao, xứng đáng là đầu tàu thúc đẩy và lôi kéo sự phát triển của tất cả các vùng, đảm bảo nhịp độ tăng liên tục cho nền kinh tế cả nước;
- Hình thành các tuyến trục hành lang kinh tế (trong đó, nòng cốt là công nghiệp, thương mại, tài chính - ngân hàng, du lịch). Ở 3 vùng này sẽ xuất hiện các trung tâm hạt nhân nối với các đô thị và khu vực xung quanh theo các hành lang phát triển. Các hành lang được hình thành trên cơ sở phát triển những ngành (lĩnh vực) then chốt có ý nghĩa đầu tàu, đi trước để rút kinh nghiệm cho các vùng khác, đảm nhận vai trò động lực thúc đẩy và lôi kéo sự phát triển chung của tất cả các vùng trong cả nước
7.3. Tiềm năng, thực trạng và định hướng thiết kế lãnh thổ của 3 vùng7.3.1. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (KTTĐPB) 7.3.1. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (KTTĐPB)