Bộ khung lãnh thổ của vùng 1 Hệ thống đô thị.

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 42)

- Định hướng chung:

2. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (ĐBSH).

2.4. Bộ khung lãnh thổ của vùng 1 Hệ thống đô thị.

2.4.1. Hệ thống đô thị.

Là vùng phát triển sớm nên có mạng lưới đô thị khá dày đặc; Vùng có 5 Tp (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định và Bắc Ninh (2006); 8 thị xã, khoảng cách giữa các đô thị này chỉ vài chục km; 14 quận; 103 thị trấn (khoảng cách dao động 15 – 20 km). Điều này rất thuận lợi cho việc trao đổng thông tin - LĐ - hàng hóa giữa các khu vực với nhau.

- Các đô thị lớn của vùng:

+ Phía tây bắc của vùng có Hà Nội, bên cạnh đó là các đô thị vệ tinh như ở

phía bắc có sân bay quốc tế Nội Bài; ở P.Tây Bắc có Hòa Lạc. Ngoài ra, còn có các TX, thị trấn như Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Xuân Mai,.v.v.

+ Phía đông của vùng có TP Hải Phòng là trung tâm lớn, có sân bay quốc tế

cùng tên, bên cạnh Hải Phòng có Hải Dương, Hưng Yên trên QL5, QL 39, QL18...

+ Phía nam có TP Nam Định cùng với cụm đô thị kề bên như TX Tam Điệp,

TX Ninh Bình, TX Phủ Lý, TX Thái Bình, cùng hàng loạt các thị trấn dọc theo QL 10 và QL 1A.

2.4.2. Hệ thống trục tuyến giao thông.

▪ Hệ thống đường sắt đều qui tụ ở Hà Nội, chiếm khoảng 1/3 tổng chiều dài

cả nước. Quan trọng nhất là đường sắt Xuyên Việt. Đoạn Hà Nội - Đồng Đăng; Đoạn Hà Nội - Đồng Giao dài 134 km, có 17 ga, đi qua vựa lúa lớn của vùng, qua các TP, TX quan trọng (Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình) lưu lượng hàng hóa và hành khách qua lại rất lớn. Tuyến Hà Nội - Hải Phòng (102 km), chạy song song với QL5 là cửa ngõ X - NK lớn nhất của miền Bắc, tuyến này hợp với Hà Nội - Lào Cai tạo thành tuyến Hải Phòng - Côn Minh xuyên dọc thung lũng S.Hồng, đi qua các vùng giàu tài nguyên khoáng sản, cây công nghiệp, các TTCN lớn. Đây sẽ là tuyến huyết mạch trong hệ thống đường sắt của vùng.

▪ Mạng lưới đường ô tô cũng đều qui tụ về trung tâm Hà Nội và tỏa đi các

hướng với các trục chạy song song với hệ thống đường sắt, hoặc men theo đường bờ biển. Cả mạng lưới và phương tiện VT đều chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước; Khoảng cách mỗi đầu mút cách trung tâm không quá 400km. Các tuyến quan

trọng: QL1A từ Bắc Ninh - Hà Nội - Ninh Bình; QL5 (Hà Nội - Hải Phòng); QL6

(Hà Nội - Hà Đông - Tây Bắc); QL10 chạy song song với cạnh đáy của châu thổ (Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định); Đường 17 (Hải Dương - Ninh Giang); Đường 39 (Thái Bình - Hưng Yên; Đường 39B (Chợ Gạo, TX Hưng Yên - Hải Dương),.v.v.

▪ Mạng lưới đường sông gần như đều đi qua các TP lớn từ duyên hải lên TD

- MN’ như: Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên, Bắc Giang..., mớm nước sâu (ví dụ, cửa Nam Triệu có chỗ sâu trên 9 m, đến Việt Trì còn 2,5 m), hàng hóa theo đường sông có thể đến nhiều vùng lãnh thổ khác nhau.

▪ Các luồng chở khách: Hà Nội - Thái Bình (118km), bến chính Hưng Yên

(cách Hà Nội 75km), Nam Định (108km). Hải Dương - Chũ (93 km), bến chính Phả Lại (28 km), Lục Nam (61 km) và Chũ. Sơn Tây - Chợ Bờ (113 km), bến chính Việt Trì, Hòa Bình, Chợ Bờ. Hải Phòng - Bắc Giang (107 km), các bến Đông Triều, Chí Linh, Phả Lại, Bắc Giang. Hải Phòng - Cẩm Phả (90 km) - Móng Cái (196 km), 3/5 chiều dài đi ven biển, các bến Quảng Yên, Cát Hải, Hòn Gai, Cẩm Phả Mũi ngọc, Móng Cái. Hải Phòng - Nam Định (153 km) từ S.Cấm sang S.Luộc về S.Hồng đến Bến Lữ (Tiên Lữ - Hưng Yên) tách 2 luồng: luồng Hưng Yên-Dốc Lã (140 km), luồng Hưng Yên-Nam Định (153 km).

▪ Các luồng chở hàng hóa: Hải Phòng - Việt Trì (300 km): than, phân bón,

VLXD, LT-TP. Hải Phòng - Bắc Giang - Thái Nguyên (217km): xi măng, sắt thép, sản phẩm công nghiệp tiêu dùng. Hải Phòng - Hòn Gai - Cẩm Phả - Móng Cái (196 km): than, xi măng, LT-TP. Văn Lý - Ninh Cơ - Nam Định: muối, lương thực... Hà Nội - Việt Trì - Hòa Bình (N - L, công nghệ, vật liệu, LT-TP...)

▪ Các cảng biển và đường biển: Trong vùng có những cảng quan trọng: Hải

Phòng, Cửa Lục, Cửa Ông, Hòn Gai. Quan trọng nhất là cảng Hải Phòng, cảng nằm ở bên bờ S.Cấm, thông với S.Bạch Đằng để đi ra cửa Nam Triệu, mớm nước trên 7 m, tàu 1,0 vạn tấn ra - vào thuận lợi. Là đầu mối nối với Hà Nội bằng nhiều tuyến đường sắt, bộ, sông, hàng không, ống. Cảng có thể tiếp nhận > 2,0 triệu tấn hàng/năm. Từ cảng này xuất ra ngoài (quặng kim loại, nông sản, lâm sản, hàng

công nghệ...), nhập vào (nhiên liệu lỏng, thiết bị máy móc, HTD, LT-TP, phương tiện vận tải)

▪ Đường hàng không: trong vùng có 2 sân bay quốc tế Nội Bài, Cát Bi với

nhiều tuyến đường bay trong và ngoài nước (sân bay Nội Bài được trang bị kĩ thuật rất hiện đại).

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w