- Định hướng chung:
c. Lâm nghiệp Do diện tích rừng trong thời gian qua có xu hướng suy giảm nghiêm trọng Ngành lâm nghiệp đã có nhiều cố gắng phục hồi lại vốn rừng trên
nghiêm trọng. Ngành lâm nghiệp đã có nhiều cố gắng phục hồi lại vốn rừng trên đất phèn mặn, mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven biển; phát động phong trào trồng cây phân tán. Tuy nhiên, do không khắc phục được nạn cháy rừng, nên diện tích rừng vẫn bị suy giảm (năm 1995 diện tích rừng bị cháy là 2.072 ha, năm 1999 chỉ có 12,3 ha nhưng đến năm 2005 lại tăng lên 1399 ha. Diện tích rừng trồng tập trung có xu hướng giảm qua các năm. Năm 1995 là 39,5 ngàn ha, năm 1999 chỉ trồng được 17,2 ngàn ha và năm 2005 là 13,3 ngàn ha. Sản lượng gỗ khai thác 1995 là 520.700 m3, đến năm 2005 là 609.800 m3.
Bảng 6.27 . Diện tích rừng trồng, rừng bị cháy và sản lượng gỗ khai thác từ 1995 – 2005 Đơn vị 1995 1997 1999 2001 2003 2005 Rừng trồng Ha 3950 0 2770 0 1720 0 2020 0 2640 0 13300 Rừng bị cháy Ha 2072 314,2 12,3 287,7 939,4 1399,3 Sản lượng gỗ Ngàn m3 520,7 527,9 462,2 458,8 581,8 609,8 d. Công nghiệp.
Trong công nghiệp, thì giá trị gia tăng hàng năm được tạo ra từ ngành CNCB' LTTP chiếm > 60% . Các ngành khác như công nghiệp sản xuất VLXD, dệt, may, hóa chất cũng có sự tăng trưởng nhanh. Trong khi đó, các ngành truyền thống như CB' gỗ, cơ khí tăng trưởng chậm hoặc giảm sút. công nghiệp dệt và may mặc tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu công nghiệp song đang có xu hướng tăng lên.
Là một vùng nông nghiệp, nên công nghiệp CB'LT - TP khá phát đạt, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong toàn bộ nền công nghiệp của vùng (> 60%). Tuy công nghiệp thực phẩm có giá trị lớn, song chỉ mới đưa vào CB' 14 - 15% sản lượng (còn lại là sơ chế, chất lượng và hiệu quả hạn chế). Ngành quan trọng thứ 2 là công nghiệp sản xuất VLXD chiếm 12% giá trị gia tăng của công nghiệp, ngành này phát triển là do nhu cầu xây dựng ngày càng tăng và có nguồn nguyên liệu tại chỗ (đá vôi, đất sét, cát). Các ngành sử dụng nguồn nguyên liệu nhập chiếm gần 17% GDP công nghiệp; trong số này, ngành công nghiệp hóa chất cơ bản phát triển khá do
nhu cầu của thị trường trong vùng lớn (thuốc tân dược, nhựa, bao bì PP...). Các ngành còn lại sản xuất không ổn định và có chiều hướng giảm sút, ngành công nghiệp sản xuất thiết bị máy móc còn chiếm tỉ trọng thấp, mặc dù máy móc phục vụ nông nghiệp có nhu cầu lớn. Về phân bố, công nghiệp tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn như Tp Cần Thơ và các thị xã.
e. Du lịch
▪ Vùng có tiềm năng để phát triển du lịch. Trên cơ sở đó đã hình thành các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia như:
- Điểm du lịch Cần Thơ mang sắc thái riêng của một Tây Đô, có vẻ đẹp bình dị, nên thơ của làng chài, bến nước. Nổi tiếng nhất là bến Ninh Kiều.
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau là phòng thí nghiệm sinh động về các
hệ sinh thái rừng ngập mặn lớn. Ở đây nổi tiếng với những sân chim, rừng đước, rừng tràm và những cánh đồng bát ngát. Hai sân chim nổi tiếng là Vĩnh Thành (Vĩnh Lợi) và Tân Khánh (Ngọc Hiển).
- Điểm du lịch Phú Quốc (Kiên Giang), đây là hòn đảo lớn nhất nước ta (557
km2). Đảo được bao trùm bởi diện tích rừng rộng lớn. Khí hậu tốt, tạo điều kiện cho cây cối phát triển, cùng với bãi biển đẹp và các tài nguyên khác có sức thu hút khách du lịch.
- Núi Sam (An Giang) là một thắng cảnh nổi tiếng. Núi cao 250 m, có nhiều di tích như chùa cổ Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, chùa Hang, lăng Thoại Ngọc Hầu,...
- Ngoài ra, còn có hàng loạt các điểm du lịch khác. Bảo tàng Long An, sông
Vàm Cỏ (Long An); chùa Vĩnh Trang, cù lao Thới Sơn, trại rắn Đồng Tâm, chợ nổi Cái Bè, cù lao Tân Phong (Tiền Giang). Ở Vĩnh Long có cù lao Hòa Bình Phước, khu du lịch Trường An. Ở Bến Tre có di tích đồng khởi Mỏ Cày, sân chim Ba Tri, làng cây cảnh Cái Mơn, cù lao Phụng. Ở Đồng Tháp có mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, vườn có Tháp Mười, vườn sếu Tam Nông, vườn cây cảnh Sa Đéc. Ở Sóc Trăng có bảo tàng Khơ Me, chùa Dơi. Ở An Giang có khu di tích đồi Tức Dụ, nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, đình Châu Phú. Ở Kiên Giang có hòn phụ tử, đình Nguyễn Trung Trực, Thạch Động, lăng Mạc Cửu .
- Cụm du lịch Cần Thơ và phụ cận: chủ yếu là tài nguyên du lịch nhân văn
với các di tích được xếp hạng ở Cần Thơ, các nhà bảo tàng, miệt vườn, cù lao Hòa Bình Phước, Cồn Ấu, Cồn Sơn, chợ nổi Phụng Hiệp, Phụng Điều.
- Cụm du lịch Tiền Giang và phụ cận: với những tài nguyên du lịch tiêu biểu
của vùng là chùa Vĩnh Trang, cù lao Thới Sơn, Tân Phong, chợ nổi Cái Bè. Ngoài ra, còn có tràm chim Tam Nông, vườn chim Ba Tri, HST ngập nước Đồng Tháp Mười, trại rắn Đồng Tâm, Mộc Hóa...
- Cụm du lịch Châu Đốc (An Giang)-Kiên Giang và phụ cận: với 2 điểm du
lịch nổi tiếng là khu di tích Núi Sam và Phú Quốc, ở đây có di tích của nền văn hóa Óc Eo, những thắng cảnh đẹp ở Hà Tiên, hòn Phụ Tử (?)...
- Cụm du lịch Năm Căn (Cà Mau) và phụ cận: tài nguyên du lịch chủ yếu là
HST rừng ngập mặn Năm Căn, rừng tràm U Minh và sân chim nổi tiếng.
6.5. Bộ khung lãnh thổ của vùng6.5.1. Hệ thống đô thị 6.5.1. Hệ thống đô thị
Vùng có 4 Tp, 13 thị xã, 114 thị trấn. Các Tp, thị xã của vùng là Tân An (Long An), Cao Lãnh, Sa Đéc (Đồng Tháp), Tp Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang), Tp Mỹ Tho, Gò Công (Tiền Giang), Vĩnh Long (Vĩnh Long), Bến Tre (Bến Tre), Rạch Giá, Hà Tiên (Kiên Giang), Tp Cần Thơ, Vị Thanh (Hậu Giang), Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Tp Cà Mau. Hệ thống đô thị phân bố tương đối đều trong vùng. Trung bình cứ 414 km2/1 điểm đô thị. Tuy nhiên, ở vùng ven S.Tiền và S.Hậu bình quân ~ 150-200km2/đô thị, trong khi ở vùng xa như Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên mật độ đô thị lại rất thấp ~ 1.000 km2/đô thị. So với Đồng bằng sông Hồng, mật độ thấp hơn 1,5 lần. Tỉ lệ dân thành thị (2008) là 21,50%. Cao nhất là: Cần Thơ (51,90%), An Giang (28,60%), Bạc Liêu (26,80%), Kiên Giang (26,00%), thấp nhất là Bến Tre (9,80%). Nhìn chung ở đây chưa có đô thị gọi là lớn, trong khi đó các đô thị nhỏ thì quá nhỏ, chỉ có Tp Cần Thơ là lớn hơn cả. Cơ cấu kinh tế của các loại đô thị này chủ yếu là dịch vụ, rồi mới tới công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Hệ thống đô thị của vùng được hình thành và phát triển chủ yếu nhờ mạng lưới GTVT đường thủy; Có một số đô thị ở bán đảo Cà Mau và Đồng Tháp Mười hiện tại nối với bên ngoài chủ yếu bằng GT đường thủy. Tại nhiều đô thị, các phố mặt sông đã hình thành từ lâu đời, tập trung buôn bán và dịch vụ ăn uống. Các phố mặt sông vẫn là nét đặc trưng của kiến trúc qui hoạch các đô thị trong tương lai.
6.5.2. Hệ thống giao thông vận tải.