c. Lâm nghiệp:
1.5.2. Hệ thống trục tuyến giao thông.
● Đông Bắc.
▪ Đường ô tô: tổng chiều dài 44.250 km, mật độ 0,66km/km2. Các tuyến chính:
- Các tuyến chạy dọc lãnh thổ: QL 1A (154 km) từ Hà Nội - Lạng Sơn; QL2
(319 km) từ Hà Nội - Việt Trì - Tuyên Quang - Mèo Vạc (Hà Giang); QL 3 (382km) từ Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng - Thủy Khẩu.
- Các tuyến cắt ngang lãnh thổ: QL18 từ sân bay quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh
- Móng Cái; QL4 từ Mũi Ngọc - Móng Cái - Lạng Sơn - Cao Bằng - Đồng Văn; Đường 3A (hay 13A) từ Lạng Sơn - Bắc Sơn - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái - Tạ Khoa gặp QL6 ở Cò Nòi.
▪ Đường sắt: có các tuyến Hà Nội - Đồng Đăng (163km); Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Quán Triều (76 km); Lưu Xá - Kép - Uông Bí (74 km).
▪ Các cảng biển quan trọng: cảng Cửa Ông là cảng chuyên dụng, mỗi năm xuất khẩu 1 - 2 triệu tấn than, cảng có hệ thống sàng tuyển than... Cảng Cái Lân là cảng tổng hợp nằm cạnh cảng than Hòn Gai, mớm nước sâu 3-13m, lòng lạch dài 6km, rộng 100m, sâu 7,5m, tàu 50.000DWT cập bến thuận lợi.
● Tây Bắc. Tây Bắc chỉ có 2 loại hình vận tải chính là đường bộ và đường thủy, đường hàng không ý nghĩa không lớn. Mật độ thuộc loại thấp nhất cả nước (56 m/km2), phân bố không đều, hầu hết chất lượng kém (4,5% đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đến cấp 5 đường đồng bằng, 0,8% đạt cấp 2 miền núi; 33,1% cấp 4 miền núi; 47,3% cấp 5 miền núi; 14,3% cấp 6 miền núi). Hiện còn 64/526 xã chưa có đường ô tô, 44 xã chưa có đường dân sinh (tập trung ở vùng lòng hồ Hòa Bình).
- QL6 từ Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Lai Châu (qua Tây Bắc 465km), chỉ có 34 km từ Lương Sơn - Hòa Bình đạt tiêu chuẩn cấp 3 đường đồng bằng, còn lại là cấp 4, 5 đường miền núi.
- QL 37 từ Chí Linh (Hải Dương) - Cò Nòi (422 km) qua Tây Bắc 108 km. - QL 4D chạy dọc biên giới phía Bắc nối với Sa Pa để về xuôi, đoạn qua Lai Châu (từ Pa So - Trạm Tôn) 98 km.
- QL 12 từ Pa Tần - TX lai Châu - Tp Điện Biên (195 km) chỉ có 13 km rải nhựa.
- QL 279 từ Yên Lập (QL18) ở Quảng Ninh - Tây Trang (Lai Châu) dài 600 km, qua Tây Bắc 148 km (Sơn La 32 km, Lai Châu 116 km).
- QL 100 từ Phong Thổ - Nậm Cây (Lai Châu) dài 21 km, đường đá.
- QL32 từ Hà Nội- Sơn Tây - Trung Hà - Nghĩa Lộ - Than Uyên (qua Lai Châu có 8 km).
- QL 32B từ ngã ba Mường Côi (Sơn La) - địa giới Phú Thọ dài 11 km. - QL15 nằm trong địa phận Hòa Bình (120 km) - Thanh Hóa...
- QL21 thuộc địa phận Hòa Bình 49 km, từ Xuân Mai (Hà Tây) - Phủ Lý (Hà Nam).
- Đường ATK dài 186 km ở Kim Bôi (Hòa Bình).
- Các tuyến tỉnh lộ: 17 tuyến với chiều dài 736 km ( Điện Biên và Lai Châu 5 tuyến, chiều dài 157 km. Sơn La 7 tuyến, chiều dài 398 km. Hòa Bình 6 tuyến, chiều dài 181 km).
- Đường liên huyện, liên xã 4.570 km (L.Châu 1.122km, S.La 1.927km, H.Bình 1.521km).
- Đường dân sinh: 5.119 km (Lai Châu 1.260 km, Sơn La 1.948 km, Hòa Bình 1.911 km).
▪ Đường thủy: Quan trọng nhất là tuyến trên sông Đà, có thể khai thác được
4 đoạn: Đoạn từ ngã ba S.Hồng đến bờ đập Hòa Bình dài 58 km, độ sâu TB 1,1 - 1,5 m, chiều rộng nhỏ nhất là 30 m, thông thuyền 100 - 200 tấn. Từ đập Hòa Bình -
Tà Hộc dài 160 km (thuộc lòng hồ), độ sâu lớn, phương tiện vận chuyển thuận lợi. Từ Tà Hộc - Bản Kết dài 38 km, khi hồ Hòa Bình tích nước (tháng 10 - 4 năm sau),
vận tải thuận tiện; khi hồ Hòa Bình xả nước, sông cạn, nước chảy xiết, có nhiều thác gềnh, chỉ sử dụng thuyền nhỏ trên từng đoạn. Từ Bản Kết - thượng nguồn, mùa mưa (tháng 9 - 4 năm sau) nước sông lớn, chảy xiết; mùa kiệt (tháng 10 - 5 năm sau) sông cạn, nhiều thác gềnh, phương tiện vận tải 1 - 2 tấn chỉ đi lại từng đoạn, đôi khi phải kéo.
- Các cảng, bến dỡ hàng hóa đường thủy gồm có: cảng Hòa Bình XD năm 1970, phục vụ chủ yếu cho Hòa Bình và vùng lân cận (Sơn La và Lai Châu), công suất thiết kế 30 vạn tấn/năm, sản lượng bốc xếp mới đạt 75.000 tấn/năm. Ở ven hồ Hòa Bình đã hình thành các bến nhỏ phục vụ hành khách và bốc xếp hàng hóa như bến Bích Thượng, Bích Hạ, Chợ Bờ, Bến Hạt, Suối Rút, Tạ Khoa, Vạn Yên, Tà Hộc... tất cả đều là bến tự nhiên, chưa được đầu tư và thường xuyên thay đổi vị trí. Riêng cảng Vạn Yên và Tà Hộc đang được đầu tư XD với công suất 92.000 - 95.000 tấn/năm, phục vụ bốc xếp hàng hóa cho Tây Bắc. Tại vùng thượng đập đang XD cảng thượng lưu nhằm phục vụ lưu thông hàng hóa giữa Tây Bắc - ĐBSH, công suất 30,0 vạn tấn./năm.
▪ Đường hàng không. Tây Bắc có 2 sân bay Điện Biên và Nà Sản đều xây
dựng từ 1952, qui mô nhỏ, sân bay cấp 4. Sân bay Điện Biên được cải tạo lại năm 1987, năng lực cho phép 58.000khách/năm, mới khai thác 1.000 - 2.000khách/năm. Sân bay Nà Sản năng lực cho phép 19.000khách/năm, mới đạt 1.000 - 1.500 khách/năm.