Định hướng phát triển.

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 32)

c. Lâm nghiệp:

1.6.Định hướng phát triển.

a. Đông Bắc.

• Vị trí của Đông Bắc trong tổng thể phát triển KT - XH của cả nước. Vị trí tiếp giáp với những vùng có nền kinh tế phát triển năng động (các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Đồng bằng sông Hồng, gần vùng KTTĐPB', gần các TP, TTCN lớn Hà Nội, Hải Phòng). Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước (than, apatit, sắt, đồng, chì, kẽm...). Các sản phẩm từ rừng (gỗ, quế, mật ong, các loại tinh dầu quý...). Có một số sản phẩm chiến ưu thế tuyệt đối của cả nước: phân đạm 100%, phân lân 80%, chè xuất khẩu 13,8% cả nước. Tiềm năng du lịch (tự nhiên, nhân văn) đa dạng, phong phú: Hạ Long, Tam Thanh, Nhị Thanh, Sa Pa, Tam Đảo, hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, thác Đầu Đẳng, thác Bản Dốc. Các di tích lịch sử - văn hóa (đền Hùng, Pắc Bó, Tân Trào...).

Tuy nhiên, vùng còn một số hạn chế: Việc phát triển kinh tế có sự chênh lệch

lớn giữa dải trung du với miền núi. Vùng trung du phát triển mạnh, có nhiều TTCN lớn, còn miền núi (ngược lại). Môi trường ở cả vùng núi, vùng ven biển đang bị xuống cấp mạnh. Các nguồn tài nguyên khai thác chưa hiệu quả...

• Định hướng phát triển của Đông Bắc.

- Những vấn đề cần tập trung:

Vấn đề cấp thiết là khôi phục ưu thế tự nhiên bằng cách phục hồi lại vốn rừng ở vùng khai thác than, quặng sắt, thiếc... cùng với nó là phát triển rừng nguyên liệu cho công nghiệp giấy, gỗ trụ mỏ. Nâng độ che phủ từ 45,29% (2005) lên 60% (2010 - tính cả cây CN và cây ăn quả). Trang bị công nghệ mới cho các KCN hiện có. Liên doanh, hợp tác với nước ngoài trong việc khai thác khoáng sản. Hình thành các ngành - sản phẩm mũi nhọn dựa vào lợi thế của vùng (khai thác, tuyển - tinh chế quặng than, sắt, kim loại màu); Phát triển ngành công nghiệp sản xuất VLXD, công nghiệp chế biến N – L - HS, công nghiệp luyện kim, chế tạo cơ khí, nhiệt - thủy điện, phân bón - hóa chất, công nghiệp sản xuất HTD. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau TP; giảm tỉ trọng cây LT). Hình thành các vùng SX tập trung tạo ra khối lượng hàng hóa lớn. Phát triển cây công nghiệp mũi nhọn (chè, hồi, quế) cho xuất khẩu; các cây ăn quả đặc thù (mận, đào, lê...). Phát triển mạnh đàn gia súc (trâu, bò, lợn...) hướng vào xuất khẩu. Đầu tư xây dựng CSHT, KT - XH (chú trọng vào GTVT, các cơ sở y tế, trường học vùng cao). Thực hiện định canh triệt để đối với dân tộc ít người. Phát triển hệ thống các trung tâm thương mại, các khu kinh tế cửa khẩu (Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai); phát triển thương nghiệp vùng cao. Khuyến khích các TP kinh tế tham gia vào trong lĩnh vực này.

- Về không gian lãnh thổ cần tập trung phát triển theo các tuyến sau:

+ Thái Nguyên sẽ phát triển theo 2 tuyến chính là tuyến dọc theo QL3 và tuyến liên tỉnh dọc theo S.Cầu trên cơ sở khai thác quặng sắt, than, thiếc, chì kẽm; Cơ khí Gò Đầm, Sông Công, chế biến chè Thái Nguyên; du lịch hồ Núi Cốc, Ba Bể, Pắc Bó...

+ Việt Trì sẽ phát triển theo tuyến dọc sông Lô, sông Chảy, sông Thao trên cơ sở khai thác thiếc, thủy điện Thác Bà, chè Phú Thọ - Sơn Dương, apatit, chế biến gỗ, du lịch Tân Trào - Tam Đảo - Sa Pa.

+ Hòn Gai phát triển theo dọc QL18 và đường thủy nội địa (Hạ Long, Bái Tử Long) với các cảng Cửa Ông, Hòn Gai, LASH, Cái Lân trên cơ sở khai thác than, cơ khí mỏ, cơ khí đóng tàu, gạch Giếng Đáy và du lịch, nghỉ dưỡng...

b. Tây Bắc.

• Vị trí của Tây Bắc trong tổng thể phát triển KT-XH của cả nước.

Đây là vùng đất rộng - cao và dốc nhất Việt Nam, chiếm 11% diện tích toàn quốc. Thế mạnh là đất đai, rừng, khoáng sản có khả năng phát triển nền kinh tế hàng hóa. Là đầu nguồn của một số lưu vực sông Đà, Mã, Nậm Rốm, và sông Bôi, có tiềm năng lớn về thủy điện (30% tiềm năng cả nước). Có một số nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng như đất hiếm, đồng, niken, pyrit, vàng, than đá, VLXD, nước khoáng... là thế mạnh để phát triển KT - XH của vùng. Tây Bắc là "Mái nhà xanh" của khu vực - đặc biệt là của Đồng bằng sông Hồng. Rừng có vai trò to lớn trong việc phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, rửa trôi đất, điều tiết nguồn nước cho các hồ chứa. Mất rừng sẽ ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào dân tộc, tác động đến Đồng bằng sông Hồng và vùng lân cận... Là địa bản cư trú của nhiều dân tộc ít người, là vùng dân tộc đặc thù với truyền thống văn hóa - vật chất - tinh thần độc đáo. Đây còn là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về AN - QP.

Tây Bắc đang đứng trước những khó khăn lớn: Là một vùng nghèo đang ở

điểm xuất phát thấp, hàng năm vẫn phải nhận sự chi viện của Nhà nước; Dân số còn tăng nhanh (3,1%), có nhiều dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, số người mù chữ trong độ tuổi lao động 18,09%; học sinh thất học, bỏ học chiếm tỉ lệ cao 40%; Khó khăn về thông tin từ tỉnh - huyện - xã và giữa các tỉnh với nhau (đặc biệt là thông tin kinh tế - thị trường). Tây Bắc cũng đang đứng trước mâu thuẫn: Tài nguyên đa dạng, phong phú, nhưng không có điều kiện sử dụng (do thiếu vốn, CSHT kỹ thuật...). Lao động tại chỗ dồi dào, nhưng trình độ kỹ thuật thấp. Có sự chênh lệch lớn giữa thành thị - nông thôn, tăng trưởng kinh tế càng chênh lệch so với các vùng khác.

• Định hướng phát triển của Tây Bắc

Một phần của tài liệu chi tiết học phần địa lý kinh tế xã hội việt nam (Trang 32)