- Định hướng chung:
c. Nông nghiệp
5.5. Bộ khung lãnh thổ của vùng 1 Hệ thống đô thị
Hệ thống đô thị của vùng gồm 3 Tp (Tp HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu); 4 thị xã (Đồng Xoài, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Bà Rịa) và 55 thị trấn.
● Tp Hồ Chí Minh. Dân số năm 2008 là 6,61 triệu người, mật độ 3.155 ng/km2, là Tp lớn nhất cả nước, hàng năm tạo ra GTSL công nghiệp đứng đầu cả nước. CSHT rất thuận lợi cho việc tổ chức mối liên hệ KT-XH (bao gồm bến cảng, sân bay, mạng lưới đường sá, TTLL vào loại tốt nhất cả nước) và đã gắn kết các KCN với nhau. Chính vì vậy, mà Tp HCM và Biên Hoà cùng sử dụng chung kết cấu hạ tầng, quan hệ nguyên liệu, kĩ thuật, thị trường như một lãnh thổ công nghiệp thống nhất. Dự kiến sau 2010, dân số của Tp HCM sẽ đạt 7 - 8 triệu người và sẽ tăng lên 9 - 10 triệu vào những năm tiếp theo. Đây là Tp có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Định hướng phát triển của Tp sẽ tập trung vào các ngành dịch vụ như thương mại, ngân hàng, du lịch, GTVT, VH, y tế, GD, công nhân kĩ thuật cao...
Ở đây sẽ hình thành và phát triển một số KCN tại khu vực ngoại thành như Bình Chánh, Thủ Đức, Củ Chi, Hoóc Môn, Nhà Bè theo hướng phát triển các ngành công nghiệp và từng bước chuyển các nhà máy độc hại, chiếm nhiều diện tích ra bên ngoài. Việc phát triển các KCN gắn liền với việc hình thành các điểm dân cư đô thị mới như:
▪ KCN Hiệp Phước - Nhà Bè với khu đô thị Phú Xuân-Mường Chuối (diện tích 1.500 ha, dân số 10,0 vạn người).
▪ KCN Phú Mỹ - Nhà Bè với điểm đô thị-thị trấn Nhà Bè.
▪ KCN Cầu Xăng - Bình Chánh với đô thị Cầu Xăng (800 ha, dân số 5,0 vạn người).
▪ KCN Tân Tạo - Bình Chánh với khu đô thị - thị trấn An Lạc.
▪ KCN Tân Phú Trung-Củ Chi với khu đô thị Nhị Xuân (1.500ha, dân số 12,0vạn người).
▪ KCN Tây Bắc với thị trấn Củ Chi (dân số thị trấn Củ Chi tăng lên 10,0 vạn người).
▪ KCN Tân Qui - Củ Chi gắn với đô thị Tân Qui (16.000 người).
▪ KCN Tân Thới Hiệp - Hoóc Môn với đô thị Tân Phú Hiệp - Thanh Lộc - An Phú Đông (diện tích 2.000 ha, dân số 12,0 vạn người).
▪ KCN Bắc Thủ Đức với đô thị Linh Trung -Linh Xuân. ▪ KCN kĩ thuật cao với đô thị mới nam xa lộ Hà Nội...
● Tp Biên Hoà: Là đầu mối GT trên bộ của ĐNBộ, ở đây có KCN Biên Hoà và một số cụm công nghiệp khác. Biên Hoà có lợi thế về đất xây dựng và hậu phương nông nghiệp, lại phong phú về nguồn nguyên liệu công nghiệp. Tại đây có sân bay quân sự với 2 đường băng hiện đại. Tương lai có thể nâng cấp thành sân bay quốc tế (QP và dân dụng). Theo dự báo, dân số Tp Biên Hòa đến 2010 sẽ là 0,5 - 0,6 triệu người (tăng gấp 2 lần hiện nay), diện tích đô thị 158,0 km2, Biên Hòa đã và sẽ trở thành Tp CN lớn và là đầu mối GT quan trọng của vùng KTTĐPN.
- Ngoài Tp Biên Hòa. Trên trục QL51, thị trấn Trảng Bom (huyện Thống
Nhất) sẽ gắn với KCN Hố Nai, KCN Sông Mây. Dự báo dân số đô thị này tăng lên là 20,0 vạn người (2010). Hai đô thị Gia Rây và Xuân Lộc nằm giữa vùng nguyên liệu để phát triển CNCB' cao su, cà phê, điều, mía... Số dân của 2 đô thị này sẽ lên tới 10,0 - 12,0 vạn người.
- Dọc tuyến hành lang QL51, sẽ phát triển hàng loạt các KCN gắn với các đô thị mới:
▪ KCN Tam Phước (Sông Buông) gắn với đô thị mới ở phía Nam KCN. Hiện tại đây còn là đất trống, dân số tương lai sẽ là 5,0 - 7,0 vạn người;
▪ KCN An Phước sẽ kết hợp với thị trấn Long Thành và khu đô thị mới Tam Phước, dự báo dân số đô thị Long Thành ~ 10,0 vạn người; Tp mới Nhơn trạch (Đồng Nai) nằm ở giao điểm của 2 hành lang (hành lang QL51 nối Biên Hòa - Vũng Tàu và hành lang Tp HCM - Vũng Tàu), dự kiến đây sẽ là Tp phức hợp CN, nghiên cứu công nghệ - đào tạo - du lịch - thương mại. nơi đây tập trung chủ yếu là công nghiệp chế tạo, lắp ráp ô tô, cơ khí, công nghiệp kĩ thuật cao, dệt, nhuộm, điện, điện tử, VLXD cao cấp... tại đây cũng dự kiến bố trí một trung tâm đào tạo – nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ gắn liền với hoạt động công nghiệp có kĩ thuật cao;
▪ Ở khu vực P.Nam QL51 hiện nay đang trống vắng các đô thị lớn, việc hình thành các KCN ở đây sẽ gắn liền với việc xây dựng các đô thị mới như Nhơn Trạch, Phú Mỹ, hình thành 2 đô thị Nhơn Trạch và Phú Mỹ sẽ góp phần giải tỏa cho Tp HCM và cung cấp lao động cho các KCN. Tại đây, tuyến đường cao tốc từ Tp HCM - Thủ Thiêm - Nhơn Trạch nối QL51 đang được hình thành.
● Thị xã Bà Rịa và Tp Vũng Tàu: Là điểm sôi động của hoạt động dịch vụ dầu khí, đặc biệt là du lịch của vùng và cả Nam Bộ. Ở đây có lợi thế là vùng đất liền được nối tiếp với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng; phong phú về tài nguyên khoáng sản, thủy sản và thuận lợi về GT hàng hải quốc tế. Bà Rịa - Vũng Tàu còn có dải bờ biển với vịnh Gềnh Rái và sông Thị Vải rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển nước sâu và dịch vụ hàng hải.
Tương lai, thị xã Bà Rịa sẽ là Tp cỡ 20,0 - 30,0 vạn dân. Với chức năng là trung tâm hành chính của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đây sẽ là nơi cung cấp lao động cho các KCN Long Hương, KCN Long Sơn. Sau khi chuyển trung tâm hành chính về Bà Rịa, Vũng Tàu trở thành Tp du lịch, cảng và dịch vụ dầu khí với số dân ~ 40,0 - 50,0 vạn người. Vũng Tàu sẽ là trung tâm dịch vụ, du lịch lớn và là Tp cảng biển trung chuyển quan trọng của vùng KTTĐPN.
● Thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương): Tương lai sẽ là đầu mối GT nối ĐNBộ - Tây Nguyên có thể qua CPC và Lào. Nơi đây nổi tiếng về nhiều ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống; Đây sẽ là một cực phát triển ở P.Bắc của vùng, "bàn đạp" cho việc mở rộng đô thị và công nghiệp trên một khu vực rộng lớn. Thị xã Thủ Dầu Một được nâng cấp trở thành Tp qui mô 30,0 - 35,0 vạn dân, gắn với nhiều KCN ở Bình Dương. Tp này có tác dụng giảm bớt áp lực tập trung dân số vào Tp HCM; đây còn là cơ sở hậu cần phục vụ dân cư và lao động làm việc tại các KCN ở Nam Sông Bé.
● Thị xã Đồng Xoài (Bình Phước). Nằm ở giao điểm giữa QL14 - QL13 về Tp HCM. Tương lai, từ giao điểm này sẽ xây dựng con đường mới chạy dọc biên giới với Cămpuchia qua Tây Ninh kéo dài tới An Giang và Kiên Giang, đây là con đường chiến lược về kinh tế và AN - QP. Ngoài ra, sẽ hình thành nhiều đô thị với qui mô dân số ~ 5,0 - 10,0 vạn người như các TX Bình Long, Lộc Ninh, các thị trấn Lái Thiêu, Lai Khê, Bến Cát, Di An, Bùng, Hóa An, Bình An... gắn với các KCN .
● Thị xã Tây Ninh: Nằm ở phía bắc Tp HCM và trên đường qua cửa khẩu Xa Mát giao điểm giữa QL13 với QL22, là đô thị vành đai của Tp HCM (~ 100 km). Tương lai, thị xã Tây Ninh cùng với Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng, Châu Thành, Hòa Thành, Tân Biên tạo thành cụm đô thị quan trọng nối Đông Nam Bộ với Cămpuchia. Tương tự như Tây Ninh, chuỗi đô thị Chơn Thành- Bình Long - Lộc Ninh có vị trí quan trọng trong mối quan hệ với Cămpuchia ở phía Bắc, cũng có ý nghĩa chiến lược cả về KT - QP. Các ngành CN chủ yếu là CNCB'