Quy hoạch lại đối tượng vay vốn và điều chỉnh mức cho vay đối với từng chương trình, phù hợp với từng loại khách hàng và phương án xin vay

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 84)

- Số hộ thoát nghèo từ nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH.

GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH SƠN LA

3.2.4.2. Quy hoạch lại đối tượng vay vốn và điều chỉnh mức cho vay đối với từng chương trình, phù hợp với từng loại khách hàng và phương án xin vay

với từng chương trình, phù hợp với từng loại khách hàng và phương án xin vay

- Xem xét và quy hoạch lại đối tượng vay vốn. Cần tập trung cho đối tượng chính mà hiện nay NHCSXH vẫn đang làm, đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ. Trong ưu đãi thì đối tượng nào nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn sẽ hưởng ưu đãi cao nhất. Đối tượng khác ít khó khăn hơn thì hưởng mức độ nghèo thấp hơn, ưu đãi thấp hơn, lãi suất có thể suýt soát lãi suất thị trường. Trong cơ chế ưu đãi sẽ tăng dần ưu đãi về cách thức phục vụ, thủ tục vay vốn, xử lý rủi ro... nhưng giảm dần ưu đãi về lãi suất. Tỉnh Sơn La cần tổ chức điều tra và quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Chủ động điều chỉnh, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác để có căn cứ xác nhận đối tượng vay vốn NHCSXH.

Với việc quy hoạch lại đối tượng ưu đãi, NHCSXH cho đối tượng hộ cận nghèo vay vốn có lãi suất cao hơn lãi suất cho vay hộ nghèo nhưng thấp hơn lãi suất NHTM, theo định hướng "mức độ nghèo thấp hơn, ít khó khăn hơn thì ưu đãi thấp hơn".

- Trên cơ sở phân loại khách hàng kể cả đối với khách hàng là DN và cá nhân, khách hàng vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo cần phân loại theo mức độ nghèo khác nhau: Hộ nghèo nhất, hộ nghèo trung bình, có điều kiện SXKD tốt hơn (thuộc đối tượng nghèo theo qui định - under poverty line), hộ cận nghèo (trên mức nghèo trung bình - above poverty line)…để xác định mức cho vay, phương thức cho vay và các biện pháp hỗ trợ thích hợp.

- Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho NH, tình trạng tái nghèo là do mức cho vay chưa phù hợp. Nếu hộ vay chưa có kinh nghiệm sản xuất, sử dụng vốn vay, quản lý dòng tiền thích hợp có thể dẫn đến vốn vay không sinh lời, không hiệu quả, thất thoát vốn, mất khả năng chi trả. Với hộ có đủ năng lực nhưng

mức cho vay không đủ để đầu tư SXKD, đặc biệt là đa dạng hóa và đầu tư theo chiều sâu thì hộ nghèo khó vươn lên thoát nghèo bền vững. Để bù đắp khoản chi phí thiếu hụt đó, đôi khi họ buộc phải vay trên thị trường không chính thức, khi có thu nhập họ sẽ thanh toán cho các khoản vay trên thị trường không chính thức trước sau đó trả nợ cho NH.

Tương tự các đối tượng tham gia xuất khẩu lao động hầu hết thuộc diện nghèo, thu nhập bình quân thấp, không có tích luỹ để tự thân có thể trang trải toàn bộ các chi phí.. Vì vậy chương trình cho vay đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài cần được tăng mức vay để đảm bảo các chi phí đào tạo, người lao động đến được thị trường tốt hơn, XĐGN nhanh chóng hơn.

Việc xác định mức cho vay hợp lý, phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả năng của hộ có vị trí rất quan trọng. Ngoài ra, cũng cần phải có qui định về cho vay bổ sung để giúp hộ nghèo khắc phục khó khăn tạm thời về dòng tiền, tránh tình trạng hộ vay phải đi vay thị trường không chính thức lãi suất cao để đáp ứng nhu cầu đầu tư hoặc vay ngoài để trả cho NH rồi lại đi vay ngân hàng để trả nợ.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w