Nhận thức về sự phát triển và chiến lược hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 25)

hàng chính sách xã hội

- Chiến lược phát triển là phương châm và kế hoạch có tính chất toàn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp, tổ chức lực lượng trong một giai đoạn nhất định của NHCSXH nhằm mục tiêu phát triển. Đây là nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng, hiệu quả các hoạt động của NHCSXH, đòi hỏi NHCSXH phải nghiên cứu, hoạch định một cách khoa học chiến lược phát triển của mình, từ đó đưa ra các phương án thích hợp để hướng tới các đối tượng khách hàng của mình trong ngắn hạn cũng như trung, dài hạn để nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Hoạt động của NHCSXH phát triển đến mức nào và theo lộ trình nào phụ thuộc hoàn toàn vào nhận thức của Ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên trong ngân hàng đó. Để phát triển theo hướng bền vững về hoạt động và tài chính thì hoạt động

HĐV sẽ là một trong nhiều vấn đề cốt lõi của NHCSXH, quan hệ chặt chẽ và tác động trực tiếp đến khách hàng. Phát triển các hoạt động HĐV là công cụ để NHCSXH đạt được mục tiêu và sứ mệnh đặt ra, là điều kiện sống còn để NCHSXH tồn tại và phát triển khi mà nguồn vốn hỗ trợ từ Chính phủ sẽ ngày một giảm trong tương lai. NHCSXH thường có một hoặc hai mục tiêu hoạt động về KT-XH. Từ mục tiêu cụ thể đó, NHCSXH chọn cách HĐV tốt nhất để đáp ứng được mục tiêu đề ra, lựa chọn thực hiện những hoạt động HĐV cơ bản nào là chủ chốt. Phát triển hoạt động HĐV còn tạo cơ hội để NHCSXH tăng cường hiệu quả về các khía cạnh khác của tổ chức như quy mô tài sản, tiềm lực tài chính, nhân sự, cơ cấu tố chức, … - Việc hoạch định chiến lược phát triển và hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của NHCSXH. Nếu NH có một chiến lược phát triển, hoạt động khoa học phù hợp với thực tiễn tại địa bàn thì hoạt động của NH sẽ dễ dàng khi triển khai và đạt chất lượng tốt. Ngược lại nếu không có một chiiến lược cụ thể, lâu dài thì khi thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề nảy sinh mà NH không lường trước được (tâm lý ỷ nại, lạc hậu, khó thay đổi của người nghèo…) khiến việc triển khai các chương trình chính sách gặp nhiều vấn đề.

Một trong những chính sách quan trọng nhất trong chiến lược hoạt động của chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Mỗi điều khoản của chính sách tín dụng về hạn mức tín dụng, kỳ hạn tín dụng, lãi suất cho vay phải được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu kỹ về chính sách tiền tệ chung của Nhà nước, khả năng nguồn vốn của NH và điều kiện cụ thể của mỗi đối tượng được vay vốn (điều kiện kinh tế hiện tại, nhu cầu vốn và tính hiện thực của phương án SXKD mà đối tượng vay vốn đưa ra). Có như vậy, chính sách tín dụng đưa ra mới phù hợp với từng đối tượng vay vốn, thỏa mãn được yêu cầu về vốn của mỗi đối tượng, việc triển khai giải ngân, giám sát hay thu hồi nguồn vốn diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hơn, tránh được khó khăn làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của NH.

Một đặc điểm nổi bật của NHCSXH là nguồn vốn hoạt động ban đầu đều được Chính phủ cấp để thực thi các chính sách của Chính phủ đối với kinh tế No&NT. Tuy nhiên, sự trợ cấp này sẽ thay đổi (thường là theo hướng giảm dần) khi Chính phủ thay đổi kế hoạch phát triển KTXH từng thời kỳ. Chính vì vậy, việc xây dựng được một chiến lược hoạt động (bao gồm chiến lược cho vay khách hàng, chiến lược marketing,… đặc biệt là chiến lược HĐV) đóng vai trò vô cùng quan trọng để NHCSXH phát triển tự vững trong tương lai. Chiến lược phát triển đúng đắn giúp NHCSXH đưa ra các kế hoạch và giải pháp cụ thể cho việc phát triển hoạt động, dựa trên NNL và vật lực sẵn có, cũng như tiềm năng huy động nguồn lực của tổ chức đó. Sự phát triển của bất kỳ hoạt động nào cũng đỏi hỏi phải được soạn thảo và vận hành dựa trên chiến lược phát triển chung của NH.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w