Chính sách huy động vốn

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 28)

- Số lượng cán bộ chuyên trách, cán bộ quản lý đủ là yếu tố cần thiết và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của NHCSXH Đặc biệt, để đáp ứng cho cơ cấu,

1.3.1.5. Chính sách huy động vốn

Nhu cầu vốn cho XĐGN là rất lớn trong điều kiện những hộ gia đình chính sách của nước ta ngày càng tăng so với sự phát triển không ngừng của thế giới. Nếu NHCSXH không đủ vốn cung ứng đến các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn thì NH không thể mở rộng cho vay đến đúng đối tượng cần vốn mà sẽ xảy ra tình trạng cho

vay bình quân, dàn trải, không tính đến nhu cầu thực sự của từng đối tượng. Bên cạnh đó, NHCSXH là một NH thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng là công cụ thực hiện công cuộc XĐGN, sự tồn tại của nó không phải chỉ ngày một ngày hai mà là chừng nào người nghèo và các đối tượng chính sách chưa thể tiếp cận với các nguồn vốn thương mại khác. Nếu NHCSXH chỉ tiếp cận các nguồn vốn từ NHNN, từ các chương trình của Chính phủ, địa phương thì việc đạt được mục tiêu XĐGN là vô cùng khó khăn, sự tồn tại của NH trở thành gánh nặng của Nhà nước. Trên thực tế, NHCSXH không chỉ trông chờ vào nguồn vốn này mà còn phải huy động các nguồn khác trên thị trường. Để có thể thu hút được vốn trên thị trường, đòi hỏi NH phải có mạng lưới huy động, phương thức huy động phù hợp với từng thời kỳ, đặc biệt là uy tín của NH đối với công chúng.

Danh mục các hoạt động HĐV đa dạng tạo điều kiện cho hoạt động HĐV của NHCSXH phát triển, đáp ứng các nhu cầu về vốn của NHCSXH trong từng thời điểm nhất định. Tất nhiên, việc áp dụng hình thức HĐV nào trong giai đoạn nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ lớn của nhu cầu vốn, khả năng đáp ứng của thị trường và khách hàng, mức độ cạnh tranh của các NH khác trên cùng địa bàn. Hoạt động HĐV có cơ hội được đa dạng hóa hơn trên nền tảng ứng dụng công nghệ của NHCSXH. Tuy vậy, mức độ đầu tư vào công nghệ của NHCSXH nên tính tới tiềm lực tài chính của NHCSXH, vì chi phí cho công nghệ tài chính thường rất đắt đỏ. Nếu một NHCSXH có danh mục các hoạt động HĐV đơn điệu, với ít sự lựa chọn về nguồn huy động, NHCSXH đó sẽ không thể đa dạng, cũng như phát triển hoạt động HĐV của mình. Hình thức HĐV đa dạng, lãi suất hấp dẫn, kỳ hạn thích hợp sẽ thu hút được các đơn vị, các tổ chức kinh tế tìm đến NH. Bên cạnh đó việc tạo ra sự khác biệt trong các hình thức huy động mang tính chăm lo cho quyền lợi của khách hàng cũng sẽ thu hút được số lượng lớn khách hàng.

Đồng thời cũng phải từng bước thực hiện thương mại hoá nguồn vốn cho vay ưu đãi đối với các đối tượng chính sách, điều này sẽ triệt tiêu dần tư tưởng và phương thức bao cấp qua kênh NSNN, các tổ chức, cá nhân làm từ thiện đối với các hộ chính sách. Bản thân việc cấp phát, cho vay theo lãi suất ưu đãi đã làm giảm đi

đáng kể việc tái tạo nguồn vốn đủ để hộ chính sách bước qua ngưỡng của đói nghèo. Thương mại hoá cho vay đối với các đối tượng chính sách là thực hiện phương châm “cho cần câu hơn cho xâu cá” trong việc giúp người nghèo thoát khỏi đói nghèo.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 28)