Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 66)

- Số hộ thoát nghèo từ nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, chính sách về xóa đói, giảm nghèo của Nhà nước

Do khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn khó khăn nên các chương trình chính sách Quốc gia bị hạn chế về nguồn vốn sử dụng. Trong khi nhu cầu vay vốn ngày càng tăng thì con số đó là chưa đủ. Chính phủ thực hiện trợ giá đối với các sản phẩm nông nghiệp nhưng ở tỉnh thì chủ yếu là canh tác nhỏ lẻ nên việc trợ giá không có tác dụng nhiều. Các chính sách xã hội cần đi sâu, đi sát vào thực tế hơn.

Thứ hai, môi trường kinh tế-xã hội

Do đặc thù của người nghèo và các đối tượng chính sách khác của tỉnh Sơn La chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Các hộ gia đình tại đây thường chỉ trồng lúa, một số cây hoa màu ngắn ngày, chăn nuôi lợn, gà, trâu bò. Những loại cây trồng, vật nuôi này chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết, dịch bệnh, giá cả. Thời gian gần đây, thời tiết biến đổi ngày càng thất thường: mùa đông thì rét đậm rét hại và có sương muối, mùa hè thì nóng bức, nhiệt độ tăng cao chưa từng thấy dẫn đến một số giống cây trồng như bí, cà chua, ớt... dính sâu bệnh, xoăn lá, không ra hoa đậu quả được. Không ít các loại dịch bệnh đã xảy ra như cúm gà, dịch lợn tai xanh, long móng lở mồm ở trâu bò. Hậu quả là vật nuôi chết với số lượng lớn, số còn sống thì việc tiêu thụ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chính những điều này đã cho thấy hiệu

quả sử dụng vốn của người dân chưa cao, họ không có thu nhập để hoàn trả vốn cho NH.

Trong những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế kéo dài ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế khiến cho các phương án kinh doanh của khách hàng vay NH chưa hiệu quả và rủi ro cao. Tất cả các mặt hàng sản xuất ra đều tiêu thụ chậm chạp, giá cả không cao. Những thay đổi vĩ mô trong nền kinh tế với nhiều yếu tố như lạm phát, giá cả leo thang, làm người nông dân khó tiêu thụ được sản phẩm hoặc tiêu thụ với giá thấp không bù đắp được chi phí bỏ ra nên không có lãi. Chính vì vậy hiệu quả sử dụng nguồn vốn của khách hàng vay vốn NH thấp dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng giảm, chất lượng tín dụng kém hiệu quả.

Thứ ba, môi trường pháp lý và cơ chế tài chính cho hoạt động của NHCSXH Thủ tục hành chính ở nước ta vẫn được đánh giá là còn rườm rà, phức tạp khiến khách hàng khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của NH. Ngoài ra, việc xác nhân là đối tượng chính sách thuộc chương trình cho vay của NH cũng còn nhiều khúc mắc.

- Do nguồn vốn của NHCSXH có tính phụ thuộc cao, trong tổng nguồn vốn thì nguồn do TW cấp là chủ yếu, còn nguồn vốn huy động trên thị trường cũng phị thuộc vào việc cấp bù lãi suất, mà việc cấp bù này thường là rất chậm, làm cho NHCSXH rất khó khăn về nguồn vốn hoạt động. Đây chính là nguyên nhân khiến NH khó khăn trong mở rộng quy mô cho vay đối với các hộ nghèo. Hơn nữa do nguồn vốn hoạt động bị hạn chế lại phải phục vụ nhu cầu vay vốn đối tượng khách hàng lớn, điều này rất ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ưu đãi của NH.

- Cơ chế cho vay hộ nghèo còn nhiều bất cập:

+ Việc giải ngân thông qua các cơ quan chính quyền tạo sự cồng kềnh và tăng chi phí hoạt động, khó kiểm soát các dự án cấp vốn.

+ Chưa có quy định thực sự ràng buộc trách nhiệm của các cấp ủy trong việc giải ngân vốn ưu đãi.

+ Cách thức giải ngân chưa thực sự chý ý đến hiệu quả, bởi vì các món vay được thực hiện liên tuc đối với mỗi hộ nghèo. Chỉ cần hộ nghèo trả xong món nợ cũ

là sẽ tiếp tục được vay món mới, điều này làm tiềm ẩn rủi ro rất cao, đồng thời NH sẽ rất khó nhận biết rủi ro tín dụng.

+ Gặp khó khăn trong việc tìm kinh phí xây dụng CSVC: Tuy được sự quan tâm của Chính phủ, các cơ quan có liên quan, các ngành nhưng NHCSXH vẫn gặp nhiều khó khăn trong tìm kinh phí để xây dựng các văn phòng làm việc cũng như mua sắm trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của NH.

Thứ tư, công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về XĐGN, quy trình cho vay của NHCSXH đã làm nhưng chưa thường xuyên và liên tục do đó phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của NHCSXH.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w