Chính sách tín dụng, quy trình nghiệp vụ tín dụng và việc kiểm tra giám sát

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 30)

- Số lượng cán bộ chuyên trách, cán bộ quản lý đủ là yếu tố cần thiết và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của NHCSXH Đặc biệt, để đáp ứng cho cơ cấu,

1.3.1.6. Chính sách tín dụng, quy trình nghiệp vụ tín dụng và việc kiểm tra giám sát

tra giám sát

- Chính sách cho vay của NH là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại của một NH. Do chính sách cho vay đối với HSSV khác với các hình thức cho vay khác là một số điều kiện ưu đãi về đối tượng vay vốn, chính sách lãi suất ưu đãi có thể nảy sinh đối tượng vay vốn không phải là HSSV có hoàn cảnh khó khăn (cho vay không đúng đối tượng) và sử dụng vốn vay sai mục đích, cụ thể là:

Cho vay bao cấp của Chính phủ đã dẫn đến tình trạng lựa chọn người vay bị sai lệch, những người khá giả có nhiều mối quan hệ hơn, được tin tưởng hơn thường cố gắng tìm mọi cách để tiếp cận đến nguồn vốn rẻ, vì vậy mà người nghèo thường khó chen vào các chương trình này. Không những thế, cho vay theo hình thức này chính là nguyên nhân làm cho người vay chuyển vốn vay cho các mục tiêu khác dẫn đến kết cục là vốn được cung ứng cho các hoạt động kinh tế thứ yếu và nhiều khi không cần thiết. Hậu quả là xói mòn vốn của NH, không đủ để cung cấp vốn cho các HSSV khác nữa. Kinh nghiệm của các chương trình cho vay đối với HSSV đạt được thành công cho thấy cho vay món vay nhỏ, thời gian ngắn sẽ giúp ngân hàng lựa chọn đúng đối tượng.

Chính sách lãi suất ưu đãi thường nảy sinh một số mặt tiêu cực như: Tạo cho khách hàng tâm lý ỷ lại, tạo ấn tượng cho rằng chương trình nghiêng về phúc lợi hơn là cho vay, thậm chí người vay thấy không cần thiết phải trả nợ; do lãi suất ưu đãi nên người vay có thể sử dụng sai mục đích như cho vay lại hoặc gửi tiết kiệm với lãi suất cao hơn; gây tiêu cực trong cho vay, lựa chọn không đúng đối tượng vay, tranh giành vốn vay… Tất cả điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng.

- Qui trình cho vay bao gồm những quy định cần thiết thực hiện trong quá trình khép kín gồm: Nhận hồ sơ xin vay, quyết định cho vay và giải ngân, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, thu hồi nợ vay cả gốc và lãi. Sự phát triển tín dụng có được đảm bảo hay không tuỳ thuộc khá nhiều vào việc xây dựng tốt quy trình tín dụng, việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, khoa học giữa các bước trong quy trình. Đặc biệt là công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay, công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm đánh giá được thực trạng của chất lượng tín dụng từ đó tìm ra những thiếu sót, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng. Hoạt động này bao gồm: (i) kiểm tra trước khi cho vay; (ii) kiểm tra trong khi cho vay và (iii) kiểm tra sau khi cho vay.

- Các biện pháp thực hiện, quản lý, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay XĐGN đúng mục tiêu, đúng tiến độ, chế độ, tránh thất thoát lãng phí là nhân tố không thể thiếu trong vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho XĐGN. Việc các nguồn vốn này có được sử dụng đúng và có hiệu quả hay không cần có sự tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình cũng như có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm trong việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn. Sự điều phối kém và sự chồng chéo về chức năng giữa các cơ quan chính quyền tham gia quản lý, sử dụng nguồn vốn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc cho vay XĐGN.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w