Về quá trình huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 97)

- Số hộ thoát nghèo từ nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH.

GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH SƠN LA

3.3.2.2. Về quá trình huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn.

- NHCSXH cần chủ động tích cực HĐV trên thị trường, kể cả phát hành trái phiếu HĐV để đảm bảo đủ nguồn vốn cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách và HSSV theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

- Tổ chức điều tra nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của từng chương trình trên các vùng miền của đất nước để từ đó đề xuất việc thay đổi

phương thức đầu tư cho vay, hoàn thiện cơ chế cho vay của các chương trình, kết hợp lồng ghép các chương trình trợ giúp khoa học kỹ thuật và để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.

- NHCSXH phải có trách nghiệm giúp đỡ tạo điều kiện hỗ trợ cho người nghèo một cách bền vững. Trên thực tế các hộ nghèo do thiếu vốn và kinh nghiệm SXKD nên cần có sự hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo trong SXKD cả về vốn cũng như kinh nghiệm sản xuất. Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phải đảm bảo đáp ứng đủ, kịp thời các yếu tố về vốn, thời hạn hợp lý và đặc biệt cần có sự tư vấn về việc sử dụng vốn đạt hiệu quả là cao nhất. Việc ưu đãi về lãi suất với người nghèo là hợp lý, nhưng về lâu dài để NHCSXH tồn tại và phát triển bền vững thì cần thiết phải căn cứ theo tứng đối tượng khách hàng mà đưa ra những hình thức hỗ trợ phù hợp khác nhau, có thể là hỗ trợ vốn, lãi suất, thời hạn… Vốn tín dụng ưu đãi chủ yếu từ NSNN cấp nên các hộ nghèo đều bình đẳng như nhau khi tiếp cận nguồn vốn này. Mặt khác việc chủ động tiếp cận nguồn vốn của người nghèo sẽ giúp nguồn vốn được phân bổ hợp lý hơn, các hộ nghèo vừa chủ động vừa kiểm soát lẫn nhau trong việc sử dụng vốn.

- Vốn tín dụng ưu đãi phải đồng thời đáp ứng cả hai nhu cầu, đó là vừa giúp hộ nghèo vốn SXKD, vừa giúp NHCSXH phát triển ổn định và vững mạnh. Muốn vậy cần có sự chuyển đổi linh hoạt trong tín dụng ưu đãi đối với người nghèo, từ khâu cấp tín dụng, bố trí nguồn vốn, lãi suất áp dụng và cơ chế chính sách phù hợp. NHCSXH phải luôn tự chủ động về nguồn vốn, không thụ động trông chờ vào nguồn vốn từ NSNN.

- Đặc biệt công tác cho vay phải thực hiện đúng quy trình tín dụng, tránh tình trạng khoán trắng trong cho vay hộ nghèo. Do vốn hoạt động của NHCSXH chủ yếu từ nguồn NSNN để cho vay ưu đãi nên khi cho vay phải xem xét cả hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả xã hội. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng đầu, có như vậy nguồn vốn cho vay mới được tái tạo và tăng lên không ngừng.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w