Với Chính phủ

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 94)

- Số hộ thoát nghèo từ nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH.

GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH SƠN LA

3.3.1.1. Với Chính phủ

Hoạt động của NHCSXH phục vụ cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện nay nguồn vốn của NHCSXH chủ yếu từ vốn NSNN cấp, lãi suất và mức cho vay cũng được quy định cụ thể cho từng thời kỳ. Điều này chỉ có thể thực hiện trong thời gian ngắn còn về lâu dài thì khó có thể thực hiện được. Qua kinh nghiệm thực tế của một số nước cho thấy để hoạt động tín dụng ưu đãi được hiệu quả bền lâu, đề nghị Chính phủ cho phép hệ thống NHCSXH được thực hiện:

- Đa dạng hóa các hình thức HĐV: Ngoài nguồn vốn từ NSNN, Chính phủ cần có chính sách chỉ đạo tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, lãi suất thấp từ KBNN, từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam và từ các tổ chức chính trị - xã hội về NHCSXH. Đồng thời cho phép NHCSXH tổ chức HĐV bằng nhiều hình thức khác như trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, huy động tiết kiệm…Bên cạnh đó, Chính phủ và các Bộ ngành quan tâm hỗ trợ NHCSXH trong việc tìm kiếm các nguồn vốn dài hạn từ các tổ chức trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện giúp NHCSXH tiếp nhận các dự án tài trợ về vốn, kỹ thuật của các Tổ chức Tài chính quốc tế, tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ nước ngoài...để từ đó chủ động mở rộng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn ưu đãi ngày càng lớn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Về lãi suất cho vay XĐGN không nên quy định cụ thể cứng nhắc và quá thấp như hiện nay. Cho phép NHCSXH thực hiện lãi suất ưu đãi nhưng từng bước tiếp cận dần với lãi suất thị trường các khoản cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở nguồn vốn mà NHCSXH chủ động huy động trên thị trường, từ đó giảm phí cấp bù lãi suất cho NSNN, bỏ đi tính ỷ lại vào lãi suất của người nghèo và đảm bảo cho NHCSXH phát triển bền vững.

- Về điều kiện hạ tầng cơ sở tài chính của hệ thống NHCSXH hiện ở mức rất thấp, rất bất cập so với nhiệm vụ được giao, vì vậy rất cần sự quan tâm của Chính phủ để tập trung đầu tư nâng cao điều kiện hạ tầng cơ sở (trụ sở, trang thiết bị…) đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ toàn ngành trong tình hình hiện nay.

- Về trình độ hiểu biết kỹ thuật, kinh nghiệm SXKD, trình độ dân trí của hộ nghèo hiện nay tương đối thấp ảnh hưởng lớn tới hiệu quả tín dụng ưu đãi hộ nghèo. Để cải thiện tình hình này rất cần sự quan tâm của Chính phủ, của Chính quyền địa phương để từng bước nâng cao trình độ dân chí, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm SXKD để sử dụng vốn hiệu quả hơn.

Cần có một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Hệ thống tài chính tín dụng nông thôn chỉ có thể phát triển bền vững trên môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Đặc biệt là các chỉ số kinh tế như tốc độ tăng GDP, tỷ lệ lạm phát hợp lý có thể kiểm soát được, tăng tỷ lệ tích tiết kiệm và đầu tư. Ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết cho sự bền vững về kinh tế.

Cần có một môi trường SXKD thuận lợi Nhà nước luôn có một chính sách tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển, có như vậy mới tạo cơ sở cho vốn tín dụng bền vững như: Có chính sách và giao cho Bộ No&NT làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành liên quan tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư; thúc đẩy tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp; chính sách tiếp thị, hướng dẫn sản xuất và chính sách bảo hộ xuất khẩu… Khu vực nông thôn cần được chú trọng đầu tư CSHT, tạo điều kiện phát triển cho người dân nông thôn. Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy thị trường tài chính nông thôn phát triển, cần khuyến khích hỗ trợ, tạo

cơ sở pháp ly cho các công ty tài chính ra đời phát triển dịch vụ tới mọi người dân, đặc biệt là bảo hiểm tín dụng.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w