Đa dạng hoá các phương thức cho vay

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 82)

- Số hộ thoát nghèo từ nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH.

GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH SƠN LA

3.2.4.1. Đa dạng hoá các phương thức cho vay

NHCSXH chỉ áp dụng một phương thức cho vay là phương thức cho vay từng lần. Thực tiễn cho thấy cần phải đa dạng các phương thức cho vay để phù hợp với quá trình chu chuyển tài chính trong hoạt động SXKD của người nghèo. Trong quá trình thẩm định dự án, NHCSXH phải xem xét quá trình SXKD của người vay để chia mức giải ngân theo nhiều lần phù hợp với từng giai đoạn của quá trình này. Ví dụ như người nghèo vay vốn để trồng cây công nghiệp thì nhu cầu vay vốn của họ không thể một lần mà phải chia làm nhiều lần theo từng giai đoạn phát triển của cây. Hay hộ nghèo vay vốn để buôn bán nhỏ, dịch vụ có thu nhập thường xuyên thì họ có thể trả nợ dần.

a) Phương thức cho vay theo phương án sản xuất, giải ngân theo tiến độ thực hiện phương án: Đối với các hộ nghèo vay vốn trồng rừng, trồng cao su, nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp dài ngày nên áp dụng phương thức cho vay này. Khi có nhu cầu vay vốn hộ vay lập phương án sản xuất nêu rõ quy trình đầu tư, trong đó xác định rõ những thời điểm cần tiền để chi phí vào quá trình sản xuất. Qua đó NH thẩm định nếu đủ điều kiện cho vay, tiến hành làm thủ tục trong cam kết cho vay chia quá trình giải ngân làm nhiều kỳ phù hợp với quá trình chi phí đầu tư của người vay.

b) Phương thức cho vay nợ gốc trả dần với kỳ trả nhiều hơn (trả góp): Đối với những hộ mua bán nhỏ, kinh doanh dịch vụ có thu nhập thường xuyên hàng ngày nên áp dụng phương thức trả dần gốc làm nhiều kỳ có thể trả dần hàng tuần, hàng tháng. Đây là một hình thức trả nợ tương đối thích hợp với đa số hộ nghèo và có lợi cho cả ngân hàng, không những tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn, tăng doanh số thu nợ, doanh số cho vay và đặc biệt là giảm thiểu rủi ro cho NH. Bản thân nhiều hộ nghèo cũng mong muốn và sẵn sàng trả nợ bằng hình thức trả góp. Với hình thức này, NHCSXH có thể áp dụng thông qua uỷ nhiệm qua Tổ TK&VV.

c) Hình thức cấp tín dụng: Đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách như cho vay bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Đối với các hộ nghèo đói là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa cần một cơ chế cho vay linh hoạt hơn. Không nhất thiết cho vay bằng tiền mà có thể cho vay

bằng hiện vật loài cây con và con giống (thông qua sự phối hợp giữa NHCSXH, các tổ chức chính trị xã hội và Phòng kinh tế nông nghiệp để mua giống cho đồng bào, hiện nay đã áp dụng đối với chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn).

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w