NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH SƠN LA 2.1 Tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 36)

- Số lượng cán bộ chuyên trách, cán bộ quản lý đủ là yếu tố cần thiết và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của NHCSXH Đặc biệt, để đáp ứng cho cơ cấu,

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH SƠN LA 2.1 Tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

NHCSXH tỉnh Sơn La được thành lập theo Quyết định số 32/NHCS-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cở sở tổ chức lại NH phục vụ người nghèo nhằm phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân, góp phần thực hiện chương trình XĐGN của Đảng và Chính phủ trên địa bàn tỉnh Sơn La. NHCSXH tỉnh Sơn La là chi nhánh trực thuộc NHCSXH Việt Nam, hoạt động theo Điều lệ và Quy chế tổ chức hoạt động của NHCSXH Việt Nam.

NHCSXH tỉnh Sơn La chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2003. Hiện nay, NHCSXH tỉnh Sơn La có mạng lưới hoạt động tại 10 huyện thị và 1 thành phố.

2.1.2. Chức năng và cơ cấu tổ chức

2.1.2.1. Chức năng

NHCSXH tỉnh Sơn La có các chức năng như: (i) Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về HĐV, cho vay và các dịch vụ NH theo quy định; (ii) Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, thực hiện bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn và bù đắp chi phí và (iii) NHCSXH thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác bán phần cho các tổ chức chính trị-xã hội, cho vay trực tiếp tới hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác để phát triển SXKD. Đặc biệt, hộ vay vốn không phải thế chấp bằng tài sản và không phải nộp bất kỳ một khoản lệ phí nào.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức

NHCSXH tỉnh Sơn La có 5 phòng chuyên môn nghiệp vụ, với 30 cán bộ và 10 PGD cấp huyện đều có trụ sở làm việc khang trang. Bình quân mỗi PGD có từ 9

- 13 cán bộ với trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động của ngành.

a) Bộ máy tổ chức

Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Sơn La do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, cơ cấu 9 thành viên là lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan theo đúng quy định. Mạng lưới hoạt động của NHCSXH tỉnh Sơn La được thành lập từ tháng 03/2003 đến nay đã rộng khắp tại 10 huyện (Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu và Sốp Cộp) và Hội sở chính đặt tại Tp Sơn La.

b) Bộ máy điều hành tác nghiệp

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức hoạt động của NHCSXH tỉnh Sơn La.

Mô hình NHCSXH tỉnh Sơn La được áp dụng theo mô hình quản lý trực tiếp. Ban Giám đốc, đứng đầu là Giám đốc quản lý toàn bộ các mặt HĐKD của NH thông qua việc quản lý tất cả các phòng, ban. Mô hình tổ chức này cho phép tổ chức, sử

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Hành chính - Tổ chức Phòng Kế hoạch -Nghiệ p vụ Phòng Kế toán - Ngân quỹ Phòng Kiểm tra, Kiểm toán nội bộ Phòng Tin học GIÁM ĐỐC Phòng giao dịch cấp huyện

dụng hợp lý nguồn lực, giao những quyền hạn, trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ viên chức, đảm bảo yêu cầu của cơ cấu tổ chức là tính tối ưu, tính linh hoạt có độ tin cậy lớn. Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong Bộ máy điều hành tác nghiệp như sau:

Thứ nhất, Giám đốc

Là người chịu trách nhiệm trước TGĐ trong việc tổ chức điều hành hoạt động ở Chi nhánh NHCSXH tỉnh Sơn La. Ban hành quy chế điều hành tại đơn vị sau khi có ý kiến chuẩn y của Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH Tỉnh. Sơ kết, tổng kết các hoạt động theo định kỳ và đột xuất, đánh giá phạm vi ảnh hưởng của các hoạt động trình Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh. Chịu trách nhiệm trực tiếp quản lí, bảo tồn, phát triển vốn và tài sản của NH.

Thứ hai, Phó Giám đốc: là người giúp việc điều hành một số lĩnh vực hoạt động theo phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Thứ ba, các phòng nghiệp vụ

- Phòng Hành chính - Tổ chức có các nhiệm vụ: (i) Xây dựng quy định, quy chế quản lí nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cán bộ; (ii) Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và các phương án, đề án thực hiện công tác tổ chức cán bộ của đơn vị.

- Phòng kế hoạch - Nghiệp vụ có nhiệm vụ: (i) Xây dựng kế hoạch tín dụng ngắn hạn và trung hạn; (ii) Xây dựng các phương án, đề án quản lí chất lượng tín dụng, phương hướng, nhiệm vụ tăng trưởng dư nợ của đơn vị .

- Phòng Kế toán - Ngân quỹ có nhiệm vụ: (i) Thực hiện kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, giao dịch trực tiếp với khách hàng, lập báo cáo nghiệp vụ thuộc các phần hành kế toán và báo cáo định kỳ; (ii) Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện công tác kế toán, quản lí, chi tiêu của đơn vị, đề xuất biện pháp quản lí, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn và kinh phí.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w