- Số lượng cán bộ chuyên trách, cán bộ quản lý đủ là yếu tố cần thiết và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của NHCSXH Đặc biệt, để đáp ứng cho cơ cấu,
1.3.2.3. Môi trường pháp lý và cơ chế tài chính cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hộ
Ngân hàng Chính sách xã hội
Hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh tế của một quốc gia. Để đảm bảo sự thống nhất và an toàn trong tất cả các hoạt động, cần có một hệ thống pháp luật chặt chẽ. Với đối tượng khách hàng là các đối tượng chính sách, sự hiểu biết và nắm bắt về pháp luật còn hạn chế khiến cho việc tuân thủ pháp luật còn yếu kém, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô thông qua hệ thống pháp luật để điều chỉnh các hoạt động SXKD, điều tiết phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội và phát triển kinh tế đồng đều giữa các ngành, các vùng trong cả nước; đồng thời Nhà nước sử dụng các công cụ chính sách về kinh tế như chính sách: tài khoá, tiền tệ, đầu tư, phát triển No&NT, XĐGN…Các chính sách này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính và quản lý tài chính của NHCSXH. Một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, một hành lang pháp lý chặt chẽ sẽ đưa mọi hoạt động của NHCSXH vào nền nếp có kỷ cương. Một cơ chế tài chính phù hợp sẽ tác động đến hiệu quả của công tác cho vay XĐGN, các đối tượng vay vốn sẽ được đảm bảo được vay vốn theo đúng chính sách, đúng pháp luật.
Mặt khác, một khung pháp lý chặt chẽ và đồng bộ đối với công tác QLNN về thu hút và sử dụng các nguồn vốn sẽ tạo ra môi trường pháp lý, một thể chế và một lộ trình rõ ràng, đầy đủ, an toàn, thuận lợi cho các hoạt động SXKD bình đẳng, tạo nguồn lực phát triển và cho các nhà đầu tư vốn mạnh dạn và yên tâm đầu tư vốn cho các chương trình, dự án phát triển KTXH nói chung, XĐGN nói riêng.