Đánh giá thực trạng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 55)

- Phòng tin học có nhiệm vụ: (i) Giúp lãnh đạo chỉ đạo xây dựng, thực hiện các phương án kỹ thuật về lĩnh vực tin học trong hệ thống NHCSXH tỉnh; (ii) Quản

8 Hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biết khó khăn 0,

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La.

hội tỉnh Sơn La.

2.3.1. Kết quả

- XĐGN, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. NHCSXH tỉnh Sơn La luôn coi đó là mục tiêu hoạt động. Hoạt động của NHCSXH tỉnh Sơn La luôn bám sát mục tiêu tập trung huy động các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh.

- Xây dựng được mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù và hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn và cấu trúc hệ thống chính trị của nước ta. Mô hình này đã dựa trên và củng cố thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa NHCSXH tỉnh với cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến thôn bản, gắn bó với người dân thông qua các Tổ TK&VV do các tổ chức chính trị - xã hội thành lập như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên…

- Hoạt động tín dụng chính sách do NHCSXH đảm nhiệm đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác XĐGN.

Tín dụng đối với hộ nghèo ở tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả nhất định về mặt kinh tế cũng như mặt xã hội, từng bước khẳng định vai trò của NHCSXH trong cộng đồng người nghèo. Chất lượng tín dụng được thể hiện ở sự tăng lên ở sự tăng lên về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, sự giảm xuống của tỷ lệ nợ quá hạn. Nhờ nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Sơn La mà nhiều người nghèo trong huyện đã có thêm công ăn việc làm, phát huy hiệu quả trong SXKD, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Chất lượng tín dụng nhìn chung đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp so toàn hệ thống, chúng tỏ vốn tín dụng đã phát huy được hiệu quả khá tốt, cụ thể như sau:

- Quy mô tín dụng đối với hộ nghèo liên tục tăng qua từng năm được thể hiện cụ thể ở Bảng 2.9

Bảng 2.9. Dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng dư nợ 527,02 767,98 1.051,56 1.338,19 1.497,18 Dư nợ tín dụng hộ nghèo 391,17 497,02 654,90 843,50 941,94 Tỷ lệ 74,22% 64,72% 62,28% 63,03% 62,91% Nguồn: NHCSXH tỉnh Sơn La từ 2007-2011

Năm 2007, dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo đạt 391,17 tỷ đồng chiếm 74,2% tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh Sơn La. Năm 2008 dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo đạt 497,02 tỷ đồng tăng 105,85 tỷ đồng so với năm 2007, năm 2009 dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo đạt 654,90 tỷ đồng tăng 157,88 tỷ đồng so với năm 2008, năm 2010 dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo đạt 843,50 tỷ đồng tăng 188,60 tỷ đồng so với năm 2009, năm 2011 dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo đạt 941,94 tỷ đồng tăng 98,44 tỷ đồng so với năm 2010. Tỷ trọng dư nợ tín dụng có giảm so với năm 2007, tuy nhiên trong suốt giai đoạn 2008-2011 tỷ trọng dư nợ tín dụng cho hộ nghèo luôn ở mức cao và ổn định từ 62,3 - 64,7%.

- Chất lượng tín dụng của NHCSXH tỉnh Sơn La ngày càng được cải thiện cả về chất và lượng so với trước, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích ngày càng giảm được thể hiện như sau:

Bảng 2.10: Doanh số cho vay - thu nợ

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm

2007 2008 2009 2010 2011

Doanh số cho vay Tỷ đồng 300,29 348,75 485,26 516,64 462,18 Doanh số thu nợ Tỷ đồng 107,47 113,17 201,68 230,01 303,19 Dư nợ cuối năm Tỷ đồng 541,69 777,25 1.060,83 1.347,46 1.506,45 Nợ quá hạn

Tỷ đồng 21,36 17,46 17,03 14,39 18,48

Tỷ lệ % 3,94 2,25 1,61 1,07 1,23

Nguồn: NHCSXH tỉnh Sơn La từ 2007-2011

Doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm, năm 2007 là 300,29 tỷ đồng, đến năm 2010 đã là 516,64 tỷ đồng. Doanh số thu nợ cũng tăng qua các năm, năm 2007 là 107,47 tỷ đồng, đến năm 2011 là 303,19 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm, năm 2007 nợ quá hạn là 21,36 tỷ đồng, chiểm 3,94% so với dư nợ; đến năm 2010 chỉ còn 14,39 tỷ đồng, chiếm 1,07% so với dư nợ.

Kết quả đạt được là do NHCSXH tỉnh Sơn La đã phối hợp với các ban ngành trong huyện tham gia đồng bộ, từ khâu chuẩn bị tài liệu tập huấn nghiệp vụ đến khâu giải ngân, hướng dẫn tổ trưởng về quản lý, sử dụng vốn, nâng cao trách nhiệm của từng ngành, từ đó đảm bảo từng món vay có hiệu quả cao.

Có được kết quả như vậy là nhờ việc tổ chức giải ngân, thu nợ lưu động xuống từng xã, kết hợp với tổ trưởng, chính quyền địa phương lên lịch thu vào một ngày nhất định, NHCSXH ủy quyền cho tổ trưởng thu lãi, vì vậy công tác thu gốc, lãi của NHCS được thực hiện tương đối là tốt.

Bên cạnh đó, dư nợ hàng năm tăng cao, cụ thể năm 2007 là 541,69 tỷ đồng, năm 2010 là 1.347,46 tỷ đồng, năm 2011 là 1.506,45 tỷ đồng. Kết quả thu được ở trên là do đại đa số người dân vay vốn chủ yếu là mua giống vật nuôi và một số thức ăn phục vụ giống vật nuôi, khi vật nuôi chưa được xuất chuồng mà đã gặp phải dịch bệnh, thời tiết rét đậm dẫn đến hàng loạt trâu bò bị chết rét. Một phần nữa là cũng do trình độ dân trí thấp, khi phát hiện dịch bệnh và gặp thời tiết rét đậm, không biết cách khác phục. Do vậy, dẫn đến những người vay vốn không thể trả nợ đúng thời hạn, làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của NHCSXH ngày càng tăng, doanh số cho vay ngày càng giảm.

Cơ cấu dư nợ theo thời gian: NHCSXH tỉnh Sơn La cho vay với thời hạn được xác định dựa trên nhu cầu sản xuất chăn nuôi của đối tượng vay vốn và thời hạn cho vay phù hợp với quy định chung trong NHCSXH là cho vay ngắn hạn không quá 12 tháng, cho vay trung hạn từ 12 - 60 tháng. Kết quả cho vay của NHCSXH tỉnh Sơn La những năm qua cho thấy rằng dư nợ cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn.

Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ theo thời gian

Đơn vị tính: Tỷ VND

Năm Tổng dư nợcuối năm

Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung hạn

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007 541,693 37,664 6,95 504,045 93,05 2008 777,247 41,350 5,32 735,897 94,68 2009 1.060,826 59,300 5,59 1.001,526 94,41 2010 1.347,462 82,599 6,13 1.264,863 93,87 2011 1.506,446 87,976 5,84 1.418,470 94,16 (Nguồn: NHCSXH tỉnh Sơn La từ 2007-2011)

Việc cho hộ nghèo vay với thời hạn càng dài thì càng là gánh nặng đối với cán bộ tín dụng, đây là vấn đề khó, vì nó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải am hiểu chu kì sản xuất, chăn nuôi để xác định thời hạn cho vay và kì hạn thu nợ phù hợp, đảm bảo thu hồi vốn và lãi, phục vụ được mục tiêu XĐGN, giúp người nghèo phát triển SXKD, vượt lên thoát khỏi đói nghèo. Muốn chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo được nâng lên, việc cho vay đối với hộ nghèo phải đạt được mục tiêu XĐGN, cho vay cần phải được tiến hành đồng thời các chương trình hướng dẫn cách thức làm ăn, nuôi trồng sản xuất. Bởi vì các hộ nghèo đa phần đều thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết về sản xuất và chăn nuôi, việc lồng ghép các chương trình hiện nay hiệu quả nhất là hoạt động cho vay theo dự án.

NHCSXH tỉnh Sơn La trong những năm qua đã thực hiện cho vay thông qua chỉ tiêu, kế hoạch nguồn vốn của TW chuyển về. Kết quả thực hiện cho vay chưa được như mong muốn, bởi vì xuất phát điểm kinh tế của tỉnh quá thấp so với các địa phương khác, trình độ dân trí thấp, điều kiện địa lý bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt.

- Số hộ nghèo được vay vốn. Dựa vào số liệu trong Báo cáo tổng kết hoạt động các năm từ 2007-2011 của NHCSXH tỉnh Sơn La thì lũy kế số hộ nghèo được vay vốn trong 5 năm này là 124.665 lượt hộ. Cụ thể số hộ nghèo được vay vốn qua các năm trên như sau:

Bảng 2.12. Số hộ nghèo được vay vốn (2007 - 2011)

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm

2007 2008 2009 2010 2011

Số hộ nghèo được vay vốn Hộ 22.205 22.386 28.669 29.195 22.210 Tổng số hộ nghèo Hộ 82.371 80.715 79.102 75.831 88.949

Tỷ lệ % 26,96 27,73 36,24 38,50 24,97

Nguồn: NHCSXH tỉnh Sơn La từ 2007-2011

Số hộ nghèo được vay vốn vẫn ở mức thấp trong tổng số hộ nghèo của Sơn La. Số hộ nghèo được vay vốn giảm do các chương trình tín dụng của Chính phủ mở rộng, ví dụ như chương trình tín dụng ưu đãi dành cho HSSV thì cũng có những sinh viên thuộc diện hộ nghèo và đã được vay vốn của chương trình cho vay HSSV.

Tỉ lệ hộ nghèo được vay vốn tăng dần qua các năm. Năm 2007 tỷ lệ số hộ nghèo được vay vốn chiếm 26,96% tổng số hộ nghèo, năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn là 27,73%. Đặc biệt trong năm 2009 và 2010 tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn là 36,24% và 38,50%. Năm 2011 tỉnh Sơn La đã áp dụng chuẩn nghèo mới của giai đoạn 2011-2015, chuẩn nghèo này tăng gấp rưỡi so với chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 trước đây. Vì vậy đây cũng là yếu tố góp phần làm tăng số lượng hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Nên năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn chiếm 24,97% tổng số hộ nghèo địa bàn trong tỉnh.

- Suất đầu tư một hộ được nâng từ 6 triệu đồng/hộ năm 2007, lên 15 triệu đồng/hộ năm 2011.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w