Tình hình thực hiện cho vay hộ nghèo.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 49)

- Phòng tin học có nhiệm vụ: (i) Giúp lãnh đạo chỉ đạo xây dựng, thực hiện các phương án kỹ thuật về lĩnh vực tin học trong hệ thống NHCSXH tỉnh; (ii) Quản

8 Hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biết khó khăn 0,

2.2.3.2. Tình hình thực hiện cho vay hộ nghèo.

Nhờ có sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…từ tỉnh tới huyện và các cơ sở đã giúp cho việc giải ngân vốn cho vay đến người nghèo nhanh chóng, thuận lợi và thu được kết quả tốt cụ thể như sau:

Bảng 2.7: Tình hình cho vay của NHCSXH tỉnh Sơn La

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chương trình cho vay Năm Doanh sốcho vay Doanh sốthu nợ Doanh sốdư nợ

Hộ nghèo 2007 210,52 85,36 391,17 2008 185,81 79,90 497,02 2009 272,36 114,48 654,90 2010 322,60 134,00 843,50 2011 295,39 196,95 941,94 2012 1.900,72 995,09 1.015,76 Cho vay vốn giải quyết việc làm

2007 18,83 14,26 41,53 2008 18,39 12,17 47,75 2009 23,94 14,37 57,32 2010 30,56 12,94 74,94 2011 40,32 22,70 92,56 2012 225,34 136,31 107,68

Cho vay vốn xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài

2007 4,04 1,17 7,39 2008 2,40 1,64 8,15 2009 1,25 1,67 7,73 2010 1,12 0,82 8,03 2011 1,23 0,94 8,32 2012 3,43 Cho vay vốn DN vừa và nhỏ 2007 2,00 0,00 2,00 2008 0,30 0,3 2,00 2009 0,00 0,00 2,00 2010 0,00 0,00 2,00 2011 0,00 0,00 2,00 2012 1,95

VSMT nông thôn 2008 16,04 6,05 35,72 2009 21.34 11,12 45,94 2010 25,38 9,00 62,32 2011 18,67 10,13 70,86 2012 85,81 Cho vay hộ SXKD tại vùng khó khăn 2007 41,16 0,771 40,39 2008 86,38 7,32 119,45 2009 104,32 49,72 174,05 2010 84,65 53,01 205,69 2011 62,37 45,52 222,54 2012 335,46

Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

2007 3,51 0 3,51 2008 4,02 0,03 7,49 2009 6,42 0,11 13,80 2010 4,01 0,16 17,65 2011 3,88 0,12 21,41 2012 17,53

Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 2007 15,24 0,02 15,30 2008 35,42 0,32 50,40 2009 55,63 10,21 95,82 2010 48,32 20,08 124,06 2011 40,32 26,83 137,55 2012 125,00

Nguồn: NHCSXH tỉnh Sơn La các năm từ 2007-2011

Về nguồn vốn cho vay: Trong quá trình 5 năm hoạt động với nhiều hình thức huy động khác nhau, được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp chính quyền, các bộ ngành, đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của hệ thống các NHTM quốc doanh, nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Sơn La không ngừng tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, đã tạo lập được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của tầng lớp người dân nghèo ở khu vực khó khăn. Nếu như năm 2007, doanh số cho vay đạt 300,29 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 107,47 tỷ đồng, dư nợ cuối năm đạt 541,69 tỷ đồng trong đó ngoài dư nợ được thể hiện ở bảng 2.5 còn dư nợ xấu của 2 công ty Dâu tằm và

Cà phê Sơn La với số tiền là 4,165 tỷ đồng và dư nợ cho vay dự án 747 với số tiền là 10,505 tỷ đồng. Đến năm 2011, doanh số cho vay đạt 462,18 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 303,19 tỷ đồng, dư nợ cuối năm đạt 1.506,45 tỷ đồng. Trong những giai đoạn 2009-2011, NHCSXH tỉnh Sơn La đã thực hiện nhiều biện pháp để thu hồi những khoản nợ xấu, khó đòi, rất nhiều những khoản nợ quá hạn, nợ xấu đã được thu hồi vốn nhưng khoản dư nợ xấu của 2 công ty Dâu tằm và Cà phê Sơn La với số tiền là 4,165 tỷ đồng vẫn không giải quyết được cùng với khoản dư nợ của dự án 747 với số tiền 5,085 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2008-2011, ngoài những khoản dư nợ được thể hiện ở bảng 2.5 vẫn còn khoản dư nợ của dự án 747 và công ty Dâu tằm và Cà phê Sơn La với số tiền là 9,27 tỷ đồng.

Trong 5 năm qua, công tác cho vay của NHCSXH tỉnh Sơn La đã có rất nhiều cố gắng bám sát chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế và XĐGN của Đảng, Nhà nước, xây dựng cơ chế chính sách, ban hành các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ của TW sát với thực tiễn cơ sở nhằm thực hiện cho vay đúng đối tượng, tiền đến tay người nghèo, đạt được hiệu quả trong công tác đầu tư.

Phương thức cấp vốn cho người nghèo với phương châm trực tiếp đến tận tay người nghèo thông qua tổ nhóm cũng là một đặc thù của NHCSXH nhằm tăng cường trách nhiệm trong những người vay vốn, thực hiện việc công khai và xã hội hoá công tác XĐGN, tăng cường sự kiểm tra giám sát của cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể thông qua việc thành lập các tổ vay vốn, tổ tín chấp đứng ra để vay vốn cho người nghèo. Như vậy, công tác cho vay muốn thực hiện được tốt thì ngay từ đầu phải thành lập được các tổ nhóm tại cơ sở, đặc biệt là việc chọn, bầu tổ trưởng phải là người có năng lực, có trách nhiệm, tâm huyết với người nghèo và có uy tín với nhân dân, đồng thời phải tạo được tinh thần trách nhiệm, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong tổ nhóm. Tóm lại, thông qua những vấn đề nêu trên rõ ràng nghiệp vụ cho vay đối với người nghèo khác hẳn nghiệp vụ cho vay thông thường. Đối tượng phục vụ là người nghèo, mục tiêu là nhằm XĐGN. Chính vì vậy người nghèo được hưởng nhiều ưu đãi trong khi vay vốn hơn là các đối tượng khác như: ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về thời hạn, ưu đãi về thủ tục, về mức vốn tự có tham gia, về tín chấp...Nhờ có sự chỉ đạo và

quan tâm của Đảng, Chính phủ, của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh...từ tỉnh tới huyện và các cơ sở đã giúp cho việc giải ngân vốn cho vay đến người nghèo nhanh chóng, thuận lợi và thu được kết quả tốt thể hiện trên các mặt sau:

Qua 10 năm hoạt động, NHCSXH tỉnh Sơn La đã triển khai, tổ chức thực hiện khối lượng công việc cực kỳ to lớn và khó khăn, hoàn thành thắng lợi mục tiêu về chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo, góp phần đáng kể vào thực hiện chương trình mục tiêu của Đảng, Nhà nước về XĐGN. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp tỉnh Sơn La liên tục bị thiên tai tàn phá nặng nề, ngoài ra rét đậm, rét hại, sương muối xảy ra ở nhiều xã trong huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Sơn La gây thiệt hại nặng cho nhân dân, hàng nghìn người nông dân đang từ mức sống khá giả tụt xuống nghèo, thậm chí là đói. Trước tình hình đó NHCSXH tỉnh Sơn La đã tích cực khai thác các nguồn vốn, đẩy mạnh việc giải ngân cho các người nghèo vay vốn khắc phục hậu quả thiên tai, rét đậm, rét hại và sương muối ổn định sản xuất và đời sống. Trong 5 năm qua, nếu như năm 2007 chỉ có 22.205 hộ nghèo được vay vốn thì năm 2010 đã có 29.195 hộ nghèo được vay vốn và năm 2011 có 2.268 hộ thoát nghèo cải thiện mức sống. Cụ thể như sau:

Bảng 2.8: Số hộ nghèo vay vốn và số người nghèo thoát nghèo

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Số hộ nghèo vay vốn Số hộ thoát nghèo

2007 210,52 85,36 22.205 1.325 2008 185,81 79,90 22.386 1.290 2009 272,36 114,48 28.669 1.327 2010 322,60 134,00 29.195 1.659 2011 295,39 196,95 22.210 2.268 2012 1.900,72 995,09 38.719 Nguồn: NHCSXH tỉnh Sơn La từ 2007-2011

Doanh số cho vay và những người nghèo được vay vốn của NHCSXH tăng qua các năm, doanh số cho vay năm 2007 đạt 210,52 tỷ đồng, năm 2008 doanh số cho vay đạt 185,81 tỷ đồng giảm 24,71 tỷ đồng so với năm 2007. Doanh số cho vay năm 2009 đạt 272,36 tỷ đồng tăng 86,55 tỷ đồng. Doanh số cho vay năm 2010 đạt 322,6 tỷ đồng tăng 50,24 tỷ đồng. Năm 2011 Doanh số cho vay đạt 295,39 tỷ đồng, giảm 27,71 tỷ đồng so với năm 2010 nguyên nhân là do cuối năm 2010 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ở mức hai con số (11,75%), bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ năm 2008. Ngày 01/01/2011, Chính phủ bắt đầu thực hiện gói giải pháp tài chính, tài khóa thắt chặt, nhằm hạn chế mức lạm phát đang ở mức cao và ổn định, tái cơ cấu lại nền kinh tế. Do đó nguồn tiền cung vào nền kinh tế là rất hạn chế, nên nguồn vốn NSNN giành cho NHCSXH cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách này.

Trong giai đoạn 2007-2011, số người nghèo thoát nghèo nhờ vay vốn tăng, cụ thể năm 2007, số hộ thoát nghèo là 1.325 hộ thì sang năm 2011, số hộ thoát nghèo là 2.268 hộ. Số hộ thoát nghèo tăng điều này cho thấy nguốn vốn của NHCSXH cho vay đối với người nghèo có hiệu quả. Sang năm 2008 và 2009 số người thoát nghèo giảm so với năm 2007, nhưng số người vay vốn năm 2008 và 2009 cao hơn năm 2007, điều này chứng tỏ nguồn vốn của NH cho vay không đạt hiệu quả hoặc có thể do nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của những người

nghèo cao, họ vay nhiều theo chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, phải trong thời gian dài họ mới có thể thoát khỏi đói nghèo.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w