Đối với công tác huy động nguồn vốn theo lãi suất thị trường Để huy động thêm đủ nguồn vốn còn thiếu, NHCSXH cần huy động thêm

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 80)

- Số hộ thoát nghèo từ nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH.

GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH SƠN LA

3.2.3.2. Đối với công tác huy động nguồn vốn theo lãi suất thị trường Để huy động thêm đủ nguồn vốn còn thiếu, NHCSXH cần huy động thêm

Để huy động thêm đủ nguồn vốn còn thiếu, NHCSXH cần huy động thêm các nguồn vốn sau theo thứ tự ưu tiên:

a) Huy động thông qua phát hành trái phiếu, kỳ phiếu NHCSXH

- Đây là nguồn ưu tiên thực hiện mặc dù lãi suất huy động danh nghĩa thường cao hơn so với các loại tiền gửi khác là do nguồn vốn này có các ưu điểm như: (i) NHCSXH có thể huy động được một nguồn vốn lớn, kỳ hạn dài, trong thời gian ngắn (thời gian phát hành thường không quá 02 tháng); (ii) NHCSXH có thể sử dụng mạng

lưới rộng khắp hiện có của mình để thực hiện huy động nhằm tiết giảm chi phí huy động; (iii) Thời gian sử dụng nguồn vốn thường dài, có tính ổn định cao.

- Một số điều kiện cần thiết đối với NHCSXH để thực hiện huy động nguồn vốn này:

+ Có sự chuẩn bị, nghiên cứu kỹ lưỡng về quy mô huy động, hình thức huy động (kỳ phiếu hay trái phiếu, hoặc cả hai, thời điểm và thời gian huy động, phương thức phát hành).

+ Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu ý nghĩa, mục đích phát hành tới công chúng một cách rộng rãi.

+ Tạo khả năng chuyển đổi cho kỳ phiếu, trái phiếu NHCSXH thông qua: phát hành giấy nợ vô danh, chuyển nhượng, cẩm cố thế chấp tại NH v.v..

+ Đảm bảo mức lãi suất danh nghĩa không thấp hơn các giấy nợ NH của các tổ chức tín dụng khác; đảm bảo lãi suất thực dương sau khi trừ lạm phát cho người sở hữu.

b) Huy động nguồn vốn tiền gửi và tiết kiệm dân cư

NHCSXH cần xác định và chấp nhận cạnh tranh trên thị trường trong lĩnh vực HĐV. Trên cơ sở đó để áp dụng các hình thức, các biện pháp, cách thức tổ chức huy động có hiệu quả.

Cơ sở thực tế chính là: NHCSXH không thể huy động được nguồn vốn trên thị trường nếu như thua kém các tổ chức tín dụng khác về các mặt như: lãi suất huy động, phương thức huy động, năng lực và uy tín của NH (trụ sở, phương tiện, công nghệ NH,…). Vì vậy, các giải pháp ở đây gồm:

+ NHCSXH cần sớm hoàn thiện mạng lưới, trụ sở, đội ngũ cán bộ, trang thiết bị và công nghệ ngân hàng đáp ứng yêu cầu của công tác HĐV trong nền KTTT, có sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác.

+ NHCSXH cần sử dụng cơ chế khoán đối với các chi nhánh trong hệ thống trong công tác HĐV nói chung và HĐV theo lãi suất thị trường nói riêng. Thông qua cơ chế khoán này sẽ kích thích tính năng động, tự chủ nhất định của từng chi nhánh, từng cán bộ NH trong công tác HĐV.

Với cơ sở của đề xuất: nguồn vốn càng lớn, có tính ổn định cao và lãi suất đầu vào thấp thì tính cạnh tranh trên thị trường càng lớn. Do vậy nếu chỉ thuần túy huy động đạt mức được giao thì dễ dẫn đến các chi nhánh NHCSXH sẽ huy động ở mức lãi suất lớn nhất có thể hoặc sẽ không tích cực tìm và khai thác nguồn vốn lãi suất thấp nếu như trên thị trường địa phương cung về vốn đang nhỏ hơn cầu về vốn. Mặt khác các NHTM có động lực là lợi nhuận để thực hiện HĐV. Vậy động lực nào trong nền KTTT đối với NHCSXH để huy động nguồn vốn với lãi suất thị trường, cạnh tranh được với các tổ chức tín dụng khác? Giải pháp cho vấn đề này: áp dụng cơ chế khoán tài chính trong công tác HĐV.

Khoán tài chính trong công tác HĐV có thể căn cứ vào hai chỉ tiêu chủ yếu: Khối lượng vốn huy động theo kế hoạch giao (quy mô, thời hạn, kỳ hạn) và chi phí các nguồn vốn huy động được xác định trước trong kỳ kế hoạch. Nếu chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu nguồn vốn huy động và có chi phí đầu vào thấp hơn số xác định trong kỳ kế hoạch thì được phép sử dụng một tỷ lệ hợp lý trong số tiết kiệm được này đưa vào thu nhập của chi nhánh.

c) Vay các tổ chức tín dụng trong nước khác.

Việc NHCSXH vay các tổ chức tín dụng khác trong nước cũng là một giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác HĐV của NHCSXH. Năm 2003, NHCSXH đã hoàn trả số vốn vay của một số NHTM Nhà nước, thay vào đó là nhận tiền gửi bắt buộc 2% từ các NHTM này với lãi suất thấp hơn, tính ổn định cao hơn.

Để vay vốn các tổ chức tín dụng trong nước, NHCSXH cần xem xét: (i) Nhu cầu cần về vốn trung và dài hạn hay là ngắn hạn. Nếu chủ yếu là nhu cầu vay vốn trung, dài hạn thì việc vay các tổ chức tín dụng này không phải là giải pháp tối ưu; (ii) Việc vay vốn các tổ chức tín dụng thường có ý nghĩa trang trải nhu cầu về vốn tạm thời; (iii) Lãi suất vay có thể sẽ cao vì các tổ chức này cần đảm bảo trang trải chi phí vốn huy động, chi phí huy động, lợi nhuận định mức,…

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w