Danh mục DV NHBL VPBank Chi nhánh Thăng Long cung ứng 1 Dịch vụ huy động vốn bán lẻ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng VP Bank - Chi nhánh Thăng Long (Trang 47)

2.2.1.1 Dịch vụ huy động vốn bán lẻ

Tình hình tăng trưởng mức huy động vốn từ bán lẻ của chi nhánh Thăng Long:

Tình hình tăng trưởng mức huy động vốn bán lẻ của chi nhánh từ năm 2010 đến năm 2012 được thể hiện:

Bảng 2.4 : Mức tăng trưởng huy động vốn, huy động vốn bán lẻ của VP Bank Thăng Long giai đoạn 2010 – 2012 (đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thực tế % tt Thực tế % tt

Tổng HĐV 2585.542 3178.624 22.94% 4118.861 29.58% Tổng HĐV bán lẻ 1975.613 2594.711 31.34% 3595.354 38.56% HĐV bán lẻ/ tổng

VHĐ 76.41% 81.63% 87.29%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VP Bank – chi nhánh Thăng Long)

Biểu đồ 2.3 Mức tăng trưởng huy động vốn, huy động vốn bán lẻ của VP Bank Thăng Long giai đoạn 2010 - 2012 (đơn vị: tỷ đồng)

Bảng 2.4 và biểu đồ 2.3 Cho thấy số vốn huy động bán lẻ của chi nhánh không ngừng tăng trưởng qua các năm, từ 1975.613 tỷ đồng lên 2594.711 tỷ đồng năm 2011, tương đương với 31.34% so với năm 2010 và 3595.354 tỷ đồng năm 2012 tăng 38.56% so với năm 2011. Năm 2011, trong điều kiện thị trường bất lợi, các ngân hàng đua nhau lách luật vượt trần lãi suất tiền gửi, chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong huy động. Tuy nhiên, chi nhánh đã thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận linh hoạt, cộng thêm hàng loạt các chương trình khuyến mại rầm rộ như “ Lướt Shi đi Mercedes cùng VP Bank”, “Gửi tiền trúng vàng, giàu sang thịnh vượng”, “Quà xuân vui tết, lộc vàng cả năm”, “Tuần lễ vàng cho khách hàng thịnh vượng”, điều này đã làm cho lượng vốn huy động của chi nhánh tăng đáng kể. Sang năm 2012, tuy nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn, tín dụng đen vỡ nợ nhiều, các kênh đầu tư như vàng, chứng khoán, bất động sản chững lại, do đó ngân hàng là giải pháp an toàn nhất đối với người có tiền. VP Bank Thăng Long cũng huy động được nguồn vốn lớn, tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2011. Hơn nữa, tỷ trọng vốn huy động từ dịch vụ NHBL luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 76.41%, 81.63%, 87.29%.

•Cơ cấu nguồn VHĐ bán lẻ của ngân hàng VP Bank - Chi nhánh Thăng Long - Cơ cấu nguồn vốn huy động bán lẻ theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.5: Cơ cấu huy động vốn bán lẻ theo đối tượng khách hàng tại ngân hàng VP Bank Thăng Long giai đoạn 2010 – 2012 (đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thực tế % tt Thực tế % tt Tổng HĐV bán lẻ 1975.613 2594.711 31.34% 3595.354 38.56% HĐV từ dân cư 1525.470 2066.106 35.44% 2965.580 43.53% HĐV từ DN 450.143 528.605 17.43% 629.774 19.14%

VVN

HĐV từ dân cư/

HĐVBL 77.22% 79.63% 82.48%

HĐV từ DN

VVN/HĐVBL 22.78% 20.37% 17.52%

(Nguồn: Báo cáo kết quả tài chính của VP Bank Thăng Long 2010 – 2012 )

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động bán lẻ của VP Bank Thăng Long 2010 – 2012 (đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VP Bank Thăng Long 2010 – 2012)

Qua bảng 2.5 và biểu đồ 2.4, cơ cấu huy động vốn cho thấy tổng vốn huy động bán lẻ từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động từ dịch vụ NHBL, năm 2010 là 77.22%, năm 2011 là 79.63% , năm 2012 là 82.48%. Tỷ trọng nguồn vốn huy động bán lẻ phục từ dân cư tăng dần qua các năm do ngân hàng thực hiện chính sách lãi suất cạnh tranh, ngân hàng liên tục mở các PGD, nâng cao chất lượng vụ khách hàng cũng như các tiện ích đi kèm. Tổng huy động vốn bán lẻ từ DNVVN từ năm 2010 đến 2012 tốc độ

tăng cao nhưng về tăng chậm về số tuyệt đối, tỷ trọng huy động vốn bán lẻ từ DNVVN trong tổng vốn huy động bán lẻ giảm dần.

- Cơ cấu huy động vốn bán lẻ theo kỳ hạn: Cơ cấu HĐV theo kỳ hạn của được thể hiện:

Bảng 2.6: Cơ cấu HĐV bán lẻ theo kỳ hạn VP Bank - Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2010 – 2012 (đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010

Năm 2011 Năm 2012

Thực tế % tt Thực tế % tt Tổng HĐV bán lẻ 1975.61 2594.71 31.34% 3595.35 38.56% Tiền gửi thanh toán 274.61 306.18 11.49% 363.13 18.60% Tiền gửi tiết kiệm 1701.00 2288.53 34.54% 3232.22 41.24% TK không kỳ hạn 37.42 57.90 54.72% 95.03 64.12% TK ngắn hạn 1374.41 1841.58 33.99% 2393.78 29.99% TK có kỳ hạn >12

tháng 289.17 389.05 34.54% 743.41 91.08% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VP Bank Thăng Long 2010 – 2012)

Bảng 2.6 cho thấy tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đóng vai trò chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động bán lẻ và trong nguồn tiền gửi tiết kiệm thì tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn là bộ phận chiếm tỷ trọng cao hơn các bộ phận còn lại. Năm 2011, chi nhánh cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, hoạt động hiệu quả hơn, tiền gửi thanh toán tăng 11.49%, tiền gửi tiết kiệm tăng 34.54% so với năm 2010. Tiền gửi thanh toán năm 2012 tăng 18.6%, tiền gửi tiết kiệm năm 2012 tăng 41.24% so với năm 2011. Đặc biệt, năm 2012, tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng tăng mạnh 91.08%, tương đương với tăng 354.36 tỷ đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng cũng muốn cải thiện cơ cấu nguồn vốn huy động do lâu nay ngân hàng huy động vốn ngắn hạn là chủ yếu, trong khi cho vay trung, dài hạn là phần nhiều, chi nhánh đã tranh thủ thu hút nguồn vốn trung dài hạn trong bối cảnh lạm phát vẫn còn cao để giảm bớt sự căng thẳng về thanh khoản bằng các chính sách cạnh tranh về lãi suất và các chương trình khuyến mãi. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn cao giúp ngân hàng có

thể chủ động hơn trong kế hoạch sử dụng tiền của mình. Tuy nhiên với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt thì khách hàng có thể rút vốn trước hạn nhưng vẫn được hưởng lãi suất tương ứng với thời gian thực gửi theo quy định đã biến “tiền gửi có kỳ hạn” thành “tiền gửi không kỳ hạn”. điều này cũng xuất phát từ sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nhằm thu hút vốn, nó không thực sự tốt vì nếu nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn thì tính lỏng nguồn vốn càng cao. Chi nhánh luôn giữ cơ cấu nguồn vốn không kỳ hạn ở mức khoảng 10% tuy vậy vẫn phải chú ý đến các chính sách huy động vốn kỳ hạn ngắn của mình.

* Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với sản phẩm huy động vốn bán lẻ của VP Bank Thăng Long

Điểm mạnh

-Ngân hàng VP là ngân hàng có lịch sử lâu đời, có uy tín, bề dày kinh nghiệm.

- Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, thân thiện.

-Có số lượng khách hàng cá nhân lớn.

-Tích cực các hoạt động marketing thu hút tiền gửi.

Cơ hội

-Hội nhập kinh tế, hợp tác quốc tế giúp ngân hàng có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý, tác nghiệp.

-Sản phẩm tiết kiệm là sản phẩm an toàn, lựa chọn của khách hàng khi nền kinh tế khó khăn, các kênh đầu tư chững lại

Điểm yếu

-Sản phẩm huy động vốn còn ít, không có sự khác biệt so với các ngân hàng khác.

-Mạng lưới phòng giao dịch, kênh phân phối chưa rộng khắp.

-Chưa chú trọng tới chăm sóc khách

Thách thức

-Cạnh tranh gay gắt về giá, chất lượng dịch vụ,… giữa các ngân hàng để huy động vốn mở rộng hoạt động kinh doanh.

- Sản phẩm của các ngân hàng về huy động vốn không có nhiều sự khác

hàng hậu mã. biệt.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng VP Bank - Chi nhánh Thăng Long (Trang 47)