Tình hình huy động vốn của chi nhánh Thăng Long được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của VP Bank Thăng Long giai đoạn 2010 – 2012 (đơn vị: tỷ đồng) 2010 2011 2012 Chỉ tiêu thực hiện % tăng trưởng thực hiện %tăng trưởng Nguồn vốn huy động 2685.542 3111.469 15.86% 4000.727 28.58% Cơ cấu I. Theo thành phần kinh tế 1.Tiền gửi từ tổ chức 1361.570 1535.412 12.77% 1601.496 4.30%
2.Tiền gửi từ dân
cư 1323.972 1576.057 19.04% 2399.231 52.23%
II.Theo kì hạn 1.Tiền gửi có kì
hạn 2309.566 2713.01 17.48% 3600.654 32.71%
2.Tiền gửi không
kì hạn 375.976 398.268 5.93% 400.073 0.45%
III.Theo loại tiền tệ
1.VND 2363.277 2769.207 17.18% 3640.661 31.47% 2.Ngoại tệ (quy
ra VND 322.265 342.262 6.21% 360.065 5.20%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của VP Bank Thăng Long năm 2010 – 2012)
Bảng 2.1 cho thấy trong giai đoạn 2010 – 2012 nguồn vốn huy động tăng liên tục qua các năm. Đây là một xu hướng tốt. Trong năm 2011, nguồn vốn huy động đạt mức 3111.469 tỷ đồng, tăng 15.86% so với năm 2010. Sang năm 2012, tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với năm 2011, tăng 38.59% nâng nguồn vốn huy động được lên 4312.185 tỷ đồng.
Biểu 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của VP Bank theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 – 2012 (đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của VP Bank Thăng Long giai đoạn 2010 – 2012)
Xét về cơ cấu thành phần kinh tế, nguồn vốn từ cá nhân, năm 2011 nguồn
vốn huy động từ cá nhân tăng 19.04% so với năm 2010. Đặc biệt năm 2012 nguồn vốn này tăng cực mạnh lên tới 2399.231 tỷ đồng , tăng 52.23%. Trong khi đó, tiền gửi của tổ chức năm 2011 tăng 12.77 % so với năm 2010, và sụt
trong năm 201tăng 4.3% năm 2012.
Xét về cơ cấu kỳ hạn, tiền gửi có kì hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong
khoảng 80% đến 90% tổng nguồn vốn huy động đem lại nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năm 2011, tiền gửi có kì hạn tăng 17.48%, nguồn vốn không kì hạn tăng 5.93%. Sang năm 2012, tiền gửi có kì hạn tăng 32.71% % , tiền gửi không kì hạn tăng không đáng kể so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, NHNN liên tục 6 lần điều chỉnh trần lãi suất huy động từ 14% đến 9%, tuy nhiên tiền gửi tiết kiệm vẫn được xem là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động còn thị trường vàng thì bị siết chặt do NHNN mạnh tay quản lý.
Xét về cơ cấu loại tiền với 2 loại chính là VNĐ và ngoại tệ, ta thấy nguồn vốn huy động từ VNĐ năm 2011 tăng 2769.207 tỷ đồng tương đương tăng 17.18% so với năm 2010 , năm 2012 là 3967.210 tăng 43.26% so với năm 2011 là và ngoại tệ không thay đổi nhiều. Vốn ngoại tệ năm 2011 tăng 6.21% so với năm 2010, năm 2012 không thay đổi nhiều so với 2011 do lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ biến động vào đầu năm 2011 và sau đó tương đối ổn định, lãi suất huy động phổ biến ở mức 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0.5 -1%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế.
Nhìn chung tổng huy động vốn của chi nhánh vẫn tăng trưởng tốt qua các năm. Có được kết quả này là do chi nhánh đã áp dụng đồng bộ chính sách lãi suất và chính sách khuyến mại linh hoạt, đồng thời đẩy mạnh huy động vốn từ các định chế tài chính, tổ chức kinh tế - xã hội.