Định hướng chung cho ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng VP Bank - Chi nhánh Thăng Long (Trang 81)

Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do việc áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là việc mở chi nhánh và các điểm giao dịch, việc dỡ bỏ hạn chế và huy động tiền gửi bằng VNĐ, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng và sự phát triển bùng nổ của CNTT, các NHTM Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và phát triển dịch vụ NHBL. Nhìn chung, các ngân hàng bắt đầu quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán lẻ như đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận như mày giao dịch tự động ATM, internet banking, home banking, PC banking, mobile banking. Thực tế đó đã đánh dấu bước phát triển mới của thị trường dịch vụ NHBL tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư tăng lên đáng kể và chiếm 70% - 75% tổng nguồn vốn huy động và hình thức huy động ngày càng đa dạng và linh hoạt hơn.

Các NHTM Việt Nam nói chung và ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng nói riêng đã có những cải thiện đáng kể về năng lực tài chính, công nghệ quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới phân phối, hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần phát triển dịch vụ NHBL, đem lại cho khách hàng ngày càng nhiều tiện ích mới và văn minh trong thanh toán. Bên cạnh đó, trên thị trường đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tài chính ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ NHBL, nhất là các ngân hàng nước ngoài với các sản phẩm ngày càng đa dạng về chủng loại và sự tiện ích. Nhận

thức được điều này, VP Bank đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức cũng như các hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng, trong đó đặc biệt chú trọng tới phát triển dịch vụ NHBL.

Chiến lược phát triển về dài hạn của VP Bank là sẽ trở thành một trong năm ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. VP Bank cũng đã thống nhất kế hoạch kinh doanh năm 2013 với chỉ tiêu tổng tài sản dự kiến đạt 120.000 tỷ đồng, huy động vốn từ khách hàng dự kiến tăng 58% so với năm trước và dư nợ tín dụng dự kiến tăng 15%, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 1400 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất là trên 9% và nợ xấu dưới 3%.

Tiếp tục phát triển mạng lưới và phân phối: khảo sát, tìm kiếm và thiết kế mô hình chi nhánh và phòng giao dịch theo tiêu chuẩn mới, tiên tiến, hiện đại nhất nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Thiết lập khối quản lí khu vực, phân chia hoạt động của các chi nhánh thành các vùng, có giám đốc vùng và khu vực.

Cải tiến và phát triển sản phẩm cho các phân khúc khách hàng, nhằm nâng cao vị thế của VP Bank trong các phân khúc khách hàng: nghiên cứu, phát triển các sản phẩm nổi trội cho những phân khúc khách hàng đặc thù, các phân khúc khách hàng khác nhau về thu nhập, trình độ…Các sản phẩm mới này sẽ được đưa ra thị trường theo cách thức hoàn toàn mới, kết hợp với việc nâng cao chất lượng dịch vụ. thay đổi quy trình bán hàng, thay đổi bài trí của chi nhánh, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng VP Bank - Chi nhánh Thăng Long (Trang 81)