Tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng VP Bank - Chi nhánh Thăng Long (Trang 44)

Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại VP Bank Thăng Long theo thời hạn trong giai đoạn 2010 – 2012 (đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VP Bank Thăng Long 2010 – 2012)

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ tín dụng của VP Bank Thăng Long 2010 – 2012 (đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn báo cáo tài chính VP Bank Thăng Long)

Qua bảng 2.2 cho thấy sự tăng trưởng hoạt động tín dụng tăng không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011, dư nợ tín dụng tăng 16.52% so với năm 2010, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 22.99%, dư nợ trung, dài hạn có xu hướng giảm nhẹ 0.13%. Nguyên nhân là do năm 2011, NHNN đưa ra chính sách thắt chặt

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thực tế % tt Thực tế % tt Tổng cho vay 2195.713 2558.445 16.52% 2922.511 14.23% Ngắn hạn 1580.913 1944.418 22.99% 2279.559 17.24% Trung, dài hạn 614.800 614.027 -0.13% 642.953 4.71% Tỷ lệ nợ xấu 1.2 1.85 2.72 Tỷ lệ TSBĐ/ tổng dư nợ 80.67% 85.93% 90%

tín dụng nhằm hạn chế lạm phát cộng thêm lãi suất cho vay cao nhưng với kế hoạch và chính sách hợp lý chi nhánh vẫn tăng được dư nợ cho vay so với năm 2010. Sang năm 2012, dư nợ tín dụng ít hơn nhiều so với tốc độ tăng nguồn vốn huy động, tăng 14.23% so với năm 2010, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 17.24% , dư nợ trung và dài hạn tăng nhẹ 4.71%, việc triển khai các gói tín dụng tiêu dùng được đẩy mạnh do đó dư nợ tín dụng ngắn hạn/ tổng dư nợ đạt 78%. Tuy nhiên, lượng tăng dư nợ cho vay của chi nhánh vẫn ở mức thấp so thấp so với các chi nhánh khác của ngân hàng VP. Nguyên nhân là do trong năm 2012, chính sách tiền tệ đã được nới lỏng hơn, tuy nhiên do bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn, năng lực sản xuất kinh doanh sụt giảm cũng làm giảm khả năng hấp thụ vốn của ngân hàng, bên cạnh đó nợ xấu của chi nhánh cũng tăng cao 2.72% so với năm 2011. Mặc dù dư nợ đều tăng trưởng qua các năm song chất lượng tín dụng của chi nhánh được kiểm tra và duy trì một cách chặt chẽ, lượng dự phòng rủi ro cũng được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo hoạt động của ngân hàng. Với sự giúp đỡ của công nghệ, năng suất lao động được cải thiện, quy trình cung ứng sản phẩm cũng ngày một hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng VP Bank - Chi nhánh Thăng Long (Trang 44)