Tăng cường phân cấp, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho bộ máy chính quyền tỉnh và phân cấp cho chính quyền tỉnh

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 106 - 107)

bộ máy chính quyền tỉnh và phân cấp cho chính quyền tỉnh

Tự chủ, tự chịu trách nhiệm luôn là yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, trong tổ chức bộ máy chính quyền tỉnh nhằm nâng cao tính sáng tạo, phát huy tính trách nhiệm trước nhân dân địa phương.

Trong điều kiện hiện nay, hầu hết bộ máy chính quyền tỉnh đều chưa có thể tự lo cho mình nếu được tăng cường phân cấp, tự chủ. Do vậy, cần tạo

cơ chế thoáng để tỉnh nào có đủ điều kiện, nhân lực, vật lực thì tiến hành tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn những tỉnh chưa đủ điều kiện thì trung ương sẽ hỗ trợ, nhất là đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Để tăng cường phân cấp, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho bộ máy chính quyền tỉnh cần phải bổ sung thêm những quy định như:

- Giao nhiệm vụ quản lý, phát triển đô thị cho bộ máy chính quyền tỉnh dưới sự định hướng, giám sát, kiểm tra chặt chẽ từ các cơ quan chuyên môn ở trung ương.

- Đảm bảo chính quyền tỉnh thực sự trở thành cấp ngân sách. Để chính quyền tỉnh thực sự trở thành một cấp ngân sách thì HĐND phải thực sự là cơ quan có đủ thẩm quyền và khả năng phê duyệt, quyết toán ngân sách của địa phương.

- Giao cho bộ máy chính quyền tỉnh trực tiếp quản lý các hoạt động sự nghiệp và dịch vụ công trên địa bàn như: giáo dục, y tế, khoa học công nghệ … như vậy, cần phải xác định rõ được hành chính công và dịch vụ công.

- Chính quyền tỉnh trực tiếp quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức trực thuộc như: thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; quyết định điều chuyển một số nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn và UBND cấp dưới để phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương; quyết định chế độ đãi ngộ nhằm thu hút nhân tài có trình độ chuyên môn cao phục vụ địa phương…

Hoạt động phân cấp cần phải quyết liệt, mạnh mẽ nhưng phải gắn liền với điều kiện và khả năng của từng địa phương nếu không sẽ dẫn đến tình trạng không có tính khả thi hoặc thiếu trách nhiệm trong quản lý.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 106 - 107)