Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 83)

Cũng như thực trạng của chính quyền cấp tỉnh trên cả nước, tỉnh Thái Nguyên cũng có những thành tựu và hạn chế nhất định trong quá trình hình thành và phát triển của bộ máy chính quyền cấp tỉnh.

Thực hiện tiến trình cải cách bộ máy hành chính nhà nước, UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện: Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27/3/2001 của Chính phủ về việc tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, tỉnh, Nghị định số 171/2004/NĐ-CP và Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện. UBND tỉnh đã kiện toàn, tổ chức lại 23 cơ quan chuyên môn; thành lập mới Sở Bưu chính - Viễn thông, Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh trực thuộc UBND tỉnh. Kiện toàn, tổ chức lại 127 phòng, ban chuyên môn của 9 huyện, thành phố, thị xã.

Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, UBND tỉnh ban hành các quyết định thành lập, hợp nhất, sáp nhập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Hiện nay đối với cấp tỉnh có 18 Sở, Ban, Ngành giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước, 04 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh; Đối với cấp huyện có 12 phòng chuyên môn giúp UBND các huyện, thành, thị thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Công tác sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước của tỉnh được triển khai tích cực sau khi có Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX ngày 24/9/2001. UBND tỉnh Thái Nguyên đã kiện toàn Ban chỉ đạo

đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. Kết quả thực hiện sắp xếp, chuyển đổi 54 doanh nghiệp nhà nước, trong đó: cổ phần hóa 41, chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên 03, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước 03, chuyển đổi thành đơn vị sự nghiệp có thu 01, sáp nhập 02, giải thể 04. Các doanh nghiệp nhà nước sau khi được chuyển đổi đều có xu hướng ổn định và phát triển, hầu hết đều làm ăn có lãi, thu nhập của người lao động được tăng lên từ 25-35%, nộp ngân sách nhà nước đảm bảo.

Việc thành lập đơn vị hành chính mới, kiện toàn tổ chức các cơ quan chuyên thuộc UBND các cấp, rà soát chức năng nhiệm vụ phân cấp quản lý các lĩnh vực, việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước được thực hiện đúng các quy định và đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của tình hình thực tế của địa phương.

Hạn chế nhất trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính là chức năng của từng cơ quan, của cả hệ thống hành chính nhà nước chưa phù hợp với yêu cầu của quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như sự phù hợp với điều kiện của địa phương. Tổ chức bộ máy bị biến động nhiều (chia tách, sát nhập, thay đổi...) theo Nghị định của Chính phủ có những ảnh hưởng nhất định trong hiệu quả hoạt động. Các quy định về phân cấp quản lý và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức hành chính chưa đáp ứng được kịp thời yêu cầu của nhiệm vụ.Các cơ quan, đơn vị chưa xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả công tác của cơ quan, đơn vị mình; chưa cải tiến, đổi mới phương pháp, lề lối làm việc trong quản lý công vụ. Tình trạng phổ biến ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện là giành nhiều thời gian cho giải quyết các công việc sự vụ, chưa tập trung nhiều nghiên cứu, tham mưu đề xuất các chính sách phù hợp điều kiện của địa phương để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và tinh giảm biên chế còn hạn chế. Biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp còn bất cập về số lượng, cơ cấu, chức danh, chưa có đủ cơ sở khoa học cho việc giao biên chế, cơ cấu nhân sự cho từng cơ quan, đơn vị. Mặc dù chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm các cơ quan hành chính nhà nước đã

được điều chỉnh, nhưng nhìn chung vẫn chưa phù hợp, đáp ứng yêu cầu của quản lý. Chính quyền cấp xã còn nhiều bất cập về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và phương thức hoạt động, chế độ làm việc, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý.

Nguyên nhân chủ yếu là tư duy về kinh tế và hành chính chậm được đổi mới. Thói quen, cách quản lý, trong hành chính của cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tác động dai dẳng đến từng bước đi trong cải cách.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 83)