CÁC QUAN ĐIỂM CẢI CÁCH BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN TỈNH HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 98 - 99)

hoạt khi đứng trước những thời cơ và thách thức mới.

3.2. CÁC QUAN ĐIỂM CẢI CÁCH BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN TỈNH HIỆN NAY HIỆN NAY

Một là, cải cách bộ máy chính quyền tỉnh cần được tiến hành một cách đồng bộ; mọi sự thay đổi của tổ chức phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, từ sự phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cải cách bộ máy chính quyền tỉnh theo hướng xây dựng bộ máy gọn nhẹ, tiết kiệm, năng động, thích ứng cao với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay.

Hai là, tiến hành phân cấp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền cấp tỉnh trong tổ chức bộ máy chính quyền và trong hoạt động quản lý trên mọi lĩnh vực đời sống nhà nước và xã hội. Không nên quy định mô hình tổ chức bộ máy và quản lý giống nhau cho mọi địa phương vì mỗi địa phương có điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau và các tỉnh cần có quyền tự quyết định về tổ chức bộ máy cho phù hợp với điều kiện và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong khung pháp lý mà pháp luật cho phép.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương khóa IX Đại hội đại biểu toàn quốc khóa X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Phân cấp mạnh, giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với trung ương" [20], tuy nhiên việc phân cấp phải dựa trên điều kiện, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức ở từng địa phương.

Ba là, phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước để đảm bảo sự chỉ đạo, lãnh đạo của cơ quan hành chính trung ương đồng thời có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp.

Bốn là, việc phân cấp phải phù hợp với điều kiện, tiềm năng của các tỉnh, các khu vực và vùng lãnh thổ khác nhau.

Năm là, tăng thẩm quyền cho chính quyền địa phương nhưng phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong quản lý. Tăng thẩm quyền đồng thời gắn với trách nhiệm, nhất là trách nhiệm báo cáo, giải trình trước nhân dân.

Sáu là, cải cách bộ máy chính quyền cấp tỉnh theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền phải đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 98 - 99)