TÍNH TẤT YẾU CỦA CẢI CÁCH BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN TỈNH

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 96 - 98)

Hiện nay, với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, trong môi trường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vị trí và vai trò của chính quyền tỉnh ngày càng quan trọng trong đời sống chính trị và xã hội của đất nước; thực tế đã chỉ ra trong tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền tỉnh còn nhiều bất cập, hạn chế cần được khắc phục. Việc cải cách, hoàn thiện bộ máy chính quyền tỉnh là một nhu cầu tất yếu đang được đặt ra hiện nay và cả trong tương lai. Thái Nguyên cần cải cách bộ máy chính quyền cấp tỉnh vừa xuất phát từ những nhu cầu chung và đặc điểm riêng sau:

- Việc xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi mọi cấp chính quyền trong đó có chính quyền tỉnh phải quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự, kỷ cương trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của mình. Nhằm đạt được yêu cầu trên cần trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành trong đó có vị trí, vai trò quan trọng của chính quyền tỉnh. Hơn nữa nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân gắn liền với việc tăng cường quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo dân chủ, công bằng xã hội. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều quy định nhằm góp phần thực hiện dân chủ XHCN, nhất là dân chủ cơ sở. Quy chế dân chủ cơ sở có được triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả hay không một phần lớn phụ thuộc vào chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền tỉnh.

- Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với xu hướng hội nhập, mở cửa được vận hành với những quy luật tất yếu của nó dẫn đến sự thay đổi

căn bản trong mối quan hệ của các đối tượng và phạm vi tác động của nó trong đó có các cấp chính quyền. Các cấp chính quyền phải là người tạo điều kiện về môi trường, thể chế thuận lợi để đảm bảo cho sự phát triển của các doanh nghiệp và bảo vệ các đối tượng này khi có hành vi xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ đồng thời xử lý đối với những đối tượng vi phạm pháp luật. Chính những điều này đòi hỏi bộ máy nhà nước cấp tỉnh phải có những đổi mới về tổ chức và hoạt động, đặc biệt là hoạt động xây dựng chính sách, thể chế, giám sát, kiểm tra, thanh tra.

- Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông, trình độ văn hóa, dân trí còn thấp, hoạt động kinh tế còn lệ thuộc nhiều vào sự định hướng, chỉ đạo và trợ cấp của chính quyền nhất là vùng núi, nhiều dân tộc thiểu số. Hơn nữa ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế nghèo nàn, đời sống lạc hậu nhưng lại có vị trí, vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh biên giới quốc gia, có vị trí chiến lược về kinh tế, thương mại quốc tế (vì Thái Nguyên là điểm xuất phát để quân và dân ta triển khai lực lượng chống ngoại xâm ở miền biên giới)… Như vậy, vị trí và vai trò của chính quyền tỉnh ở các vùng này là vô cùng quan trọng, hoạt động của chính quyền cấp tỉnh có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của quốc gia.

- Bên cạnh những thành tựu đạt được, tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền tỉnh còn nhiều hạn chế và tồn tại như: tình trạng chồng chéo mâu thuẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; sự phối hợp không đồng bộ giữa các cơ quan trong bộ máy chính quyền tỉnh; tình trạng tham nhũng, tham ô, lạm dụng chức vụ, quyền hạn còn xảy ra ở nhiều nơi; tư duy trì trệ, bảo thủ, quan liêu của một bộ phận cán bộ công chức trong bộ máy chính quyền tỉnh… là nguy cơ lớn đối với bộ máy chính quyền nói riêng và hệ thống chính trị nói chung. Những hạn chế, tồn tại đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới và cải cách bộ máy chính quyền cấp tỉnh.

5. Xu thế hội nhập quốc tế và khu vực là một xu thế tất yếu trong bối

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)