hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền tỉnh
Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương, chính sách thông qua cương lĩnh, nghị quyết và các chỉ thị nhằm đảm bảo Đảng không lấn sân, làm thay công việc của Nhà nước. Đảng giới thiệu, phân công các Đảng viên để nhân dân và các cơ quan nhà nước xem xét, bổ nhiệm vào các chức vụ trong bộ máy nhà nước. Để hoạt động lãnh đạo của Đảng được hiệu quả, sâu sát cần phân cấp rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm của trung ương cho các tổ chức Đảng ở địa phương.
Ở nước ta, những năm qua đã thực hiện nhất thể hóa chức vụ Bí thư cấp ủy đảng với Chủ tịch HĐND, thuận lợi nhận thấy là: việc chuyển nghị quyết của Đảng thành nghị quyết của HĐND được nhanh chóng, thuận lợi; sự kết hợp giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và giám sát của HĐND được nhịp nhàng và chặt chẽ; gắn trách nhiệm lãnh đạo của Đảng với trách nhiệm của chính quyền địa phương trước nhân dân địa phương và cấp trên.
Hiện nay nước ta đang thí điểm áp dụng mô hình: nhất thể hóa chức danh lãnh đạo (người đứng đầu cơ quan của Đảng đồng thời là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước). Đây là quan điểm có tính đột phá tuy nhiên vấn đề chính trị của nó có ảnh hưởng rất lớn do vậy cần có những tổng kết cụ thể trong thực tiễn. Việc áp dụng thí điểm "nhất thể hóa" chức danh lãnh đạo ở cấp phường, xã thời gian qua đã nhận thấy: Với chức danh Bí thư kiêm Chủ tịch UBND, vừa là người đứng đầu quyết định chủ trương vừa là người đứng đầu điều hành tổ chức thực hiện nên công việc tiến hành nhanh, thuận lợi hơn, giảm thiểu các động tác phối hợp, họp hành, hội ý. Mặt khác việc "nhất thể hóa" các chức danh, các tổ chức cho thấy bộ máy cán bộ gọn
nhẹ hơn, sử dụng nguồn nhân lực, vật lực linh hoạt, hiệu quả, tiết kiệm hơn. Tuy vậy, việc "nhất thể hóa" cả về chức danh và tổ chức đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ, có kinh nghiệm, am hiểu công việc. Người được giao trọng trách phải luôn xác định trách nhiệm của mình. Trong làm việc phải khách quan, chí công, vô tư, luôn đặt lợi ích của tập thể của nhân dân lên trên hết. Bởi lẽ, khi quyền lực tập trung vào một cá nhân thì cũng dễ nảy sinh tình trạng lợi dụng chức quyền. Đây là yêu cầu chung cho tất cả các địa phương trong quá trình triển khai mô hình thí điểm nhất thể hóa, để công tác lãnh đạo, điều hành được hiệu quả hơn.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền tỉnh là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Vì ở nước ta, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên có vai trò quan trọng trong việc phát huy quyền dân chủ đại diện của quần chúng, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân.