Yêu cầu về hiệu lực, hiệu quả và việc giải quyết các vấn đề anh sinh xã hội của chính quyền tỉnh

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 27 - 29)

anh sinh xã hội của chính quyền tỉnh

Hiệu lực và hiệu quả là tiêu chí đánh giá năng lực, vai trò, sự hữu ích của chính quyền. Hiệu quả hoạt động của chính quyền tỉnh tùy thuộc vào mức độ tổ chức gọn nhẹ, ít đầu mối của chính quyền, mức độ giải quyết nhanh chóng các công việc của cá nhân, tổ chức, cơ quan; mức độ chi phí phục vụ cho hoạt động của bộ máy chính quyền, những thay đổi mà chính quyền đem lại cho xã hội. Vì vậy, hiệu quả ở đây là hiệu quả xã hội chứ không thuần túy là hiệu quả kinh tế như hoạt động của các doanh nghiệp.

Bên cạnh việc phát huy hiệu lực, hiệu quả của chính quyền tỉnh, trên địa bàn tỉnh thì chính quyền tỉnh là cấp chủ đạo có trọng trách giải quyết các vấn đề an sinh xã hội phát sinh ở địa phương, không kém phần như phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Vấn đề an sinh xã hội là vấn đề luôn gắn với quyền con người trong nhà nước pháp quyền, do đó mọi cấp chính quyền, trong đó có chính quyền tỉnh phải hướng tới giải quyết vấn đề này.

Trong điều kiện nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi mặt đời sống xã hội diễn ra tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị… Do sự vận động của các quy luật đó, tất yếu dẫn đến tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày một gay gắt, xã hội ngày càng nhiều mâu thuẫn, bất bình đẳng, tình trạng thất nghiệp gia tăng, các vấn đề xã hội, tệ nạn xã hội phát sinh, tình trạng tội phạm, tham nhũng phát triển. Vì vậy, bên cạnh việc bảo đảm phát triển kinh tế, việc khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường tại địa

phương được đặt ra như là một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của chính quyền các cấp. Nhưng trên địa bàn tỉnh, chính quyền cấp tỉnh đóng vai trò quan trọng nhất trong trong bộ máy chính quyền địa phương trong việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện các biện pháp thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, thực hiện bảo trợ xã hội …

Mỗi một địa phương, do những đặc thù riêng về điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên thiên nhiên nên sự ảnh hưởng, tác động tiêu cực của kinh tế thị trường cũng có những biểu hiện, mức độ rất khác nhau. Từ đó, mà chính quyền cấp tỉnh ở các địa phương có nhiệm vụ, vai trò khác nhau. Đối với các tỉnh miền núi trung du, vấn đề khắc các khuyết tật của nền kinh tế thị trường được tập trung vào việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, nhằm hạn chế khoảng cách giàu nghèo; đối với các tỉnh, thành phố đồng bằng, nhiệm vụ cơ bản trong việc khắc phục các khuyết tật của kinh tế thị trường lại là việc giải quyết vấn đề tệ nạn xã hội. Như vậy, chính quyền trung ương khó có thể đưa ra những chính sách chung về vấn đề này cho mọi địa phương. Do vậy, chính quyền tỉnh vẫn là cấp chịu trách nhiệm chính trong việc khắc phục này.

Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục của chính quyền tỉnh cần quan tâm vào những vấn đề sau:

- Triển khai thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư trong địa bàn tỉnh, thành phố, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền ngược.

- Triển khai thực hiện các biện pháp giải quyết vấn đề việc làm, lao động nhập cư, các vấn đề bảo trợ xã hội với người nghèo, người già cô đơn, không nơi nương tựa, thương bệnh binh…

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển mạng lưới y tế, giáo dục, xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa như nâng cao chất lượng

giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp dạy và học, phát triển hệ thống y tế hiện đại và hiệu quả …

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động và giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp khi tác động đến môi trường như vấn đề nước thải công nghiệp, chất thải công nghiệp từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh….

- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng tự vệ, công an nhân dân, lực lượng quốc phòng toàn dân; chỉ đạo công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)