Cải cách tài chính công

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 93)

UBND tỉnh đã tổ chức thực hiện Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước và Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và tiếp tục thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí, biên chế và tổ chức bộ máy, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/4/2006 đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong tỉnh.

Qua triển khai thự hiện đã có 100% sở, ban, ngành, đơn vị dự toán cấp 1 trực thuộc sở ban, ngành thực hiện. Các khoản chi văn phòng phẩm, điện thoại, hội họp, sửa chữa nhỏ, tiếp khách... đều tiết kiệm với trước khi thực

hiện khoán. Việc thực hiện khoán cho các đơn vị đã nhận được sự đồng tình của cán bộ, công chức, viên chức do các phương án thu chi được bàn bạc công khai, minh bạch, dân chủ, các nguồn thu được sử dụng có hiệu quả hơn.

Về thực hiện trao quyền tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp, tính đến năm 2007 toàn tỉnh đã thực hiện trao quyền tự chủ tài chính cho 101 đơn vị đạt 100% (trong đó đơn vị tự đảm bảo chi phí 6, đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí 66, đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ 29). Qua thực hiện trao quyền tự chủ, các đơn vị đã phát huy tính tự chủ, chủ động tổ chức sắp xếp bộ máy, tiết kiệm trong chi tiêu, năng động trong giải quyết công việc, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ, viên chức.

Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như: Tuy đã thực hiện quyền tự chủ về ngân sách địa phương của các cấp, song việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị, cho các nhiệm vụ còn chưa hợp lý, việc sử dụng ngân sách tại các đơn vị còn lãng phí, kém hiệu quả.

Khoán biên chế và tài chính ở các cơ quan mới chỉ dừng ở hiệu quả tiết kiệm mà chưa có các cơ chế để khuyến khích về tài chính đối với những nhân tố mới, những việc làm hiệu quả. Đặc biệt là chưa thể thực hiện được việc tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành chính.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp tỉnh ở nước ta và chính quyền tỉnh Thái Nguyên luôn có thay đổi tùy thuộc vào những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.

Chính quyền cấp tỉnh nói chung và chính quyền tỉnh Thái Nguyên nói riêng từ khi thành lập nước đến nay đều bao gồm HĐND và UBND(có thời kỳ có tên gọi là UBHC). Cơ cấu, tổ chức bên trong của HĐND và UBND

chuyển từ đơn giản đến phức tạp. Từ chỗ UBND là cơ quan thường trực của HĐND đến hình thành thể chế Thường trực của HĐND và các Ban của HĐND.

Tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động, Thường trực HĐND và các Ban của HĐND làm việc còn mang tính hình thức bởi không có bộ máy giúp việc. Hoạt động giám sát của HĐND còn mang tính hình thức, hoạt động kiểm tra, thanh tra chưa đạt được kết quả khả quan…. Đặc biệt ở tỉnh Thái Nguyên, là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số do vậy thành phần dân tộc trong cơ cấu đại biểu HĐND chiếm khá lớn, đồng thời trong các Ban của HĐND có Ban dân tộc. Tuy nhiên, hoạt động của Ban dân tộc hầu như không có hiệu quả gì, chưa phản ánh được yêu cầu và nguyện vọng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Xét một cách tổng quát cả về tổ chức và hoạt động của chính quyền tỉnh ở nước ta nói chung và chính quyền cấp tỉnh ở Thái Nguyên chưa đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chưa đáp ứng được với xu thế hội nhập kinh tế, quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Cải cách chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 93)