2.4.3.1 Các yếu tố tạo thuận lợi và thế mạnh cho Quảng Ninh
- Các lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là một trong những thuận lợi để Quảng Ninh mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác trong nước và ngoài nước, tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực mang tính ổn định và vững chắc. Tốc độ GDP bình quân 5 năm gần đây ở mức cao so với mức tăng chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá. Tỷ trọng GDP công nghiệp- xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng nhanh, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động.
- Cơ sở hạ tầng liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao đã được cải thiện đáng kể và ngày càng hoàn thiện.
63
cảnh hội nhập và toàn cầu hoá về kinh tế đã được cụ thể hoá phù hợp với đặc thù của tỉnh, tạo thành hành lang pháp lý thông thoáng cho kinh tế thị trường và thị trường lao động hoạt động ngày càng lành mạnh và có hiệu quả.
- Các cấp, các ngành đã có nhiều đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu quả trong quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát và đẩy mạnh cải cách hành chính.
2.4.3.2 Nguyên nhân của các mặt hạn chế
- Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và bản thân người lao động về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tự tìm việc làm còn nhiều hạn chế. Cung - Cầu về lao động mất cân đối (cung lớn hơn cầu), số doanh nghiệp trên địa bàn đa số có quy mô nhỏ chưa thu hút nhiều lao động vào làm việc.
- Nhân lực Quảng Ninh về cơ bản có chất lượng chưa cao, kỹ năng nghề nghiệp còn thấp, kinh nghiệm thực tế còn mỏng, chưa sẵn sàng cho hội nhập kinh tế quốc tế. Quản lý Nhà nước về y tế, giáo dục, lao động việc làm và dạy nghề còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao. Chất lượng lao động nói chung còn thấp, khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh của lao động còn yếu, cơ cấu ngành nghề và cấu trúc đào tạo không hợp lý, thiếu lao động lành nghề, thiếu các chuyên gia kỹ thuật giỏi. Một bộ phận cán bộ thiếu ý thức rèn luyện phấn đấu vươn lên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp.
- Đầu tư giáo dục đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa phương tiện thí nghiệm và thực hành cho các trường phổ thông còn thiếu. Trong quá trình đào tạo, phát triển và bố trí sử dụng nguồn nhân lực khoa học - công nghệ, toàn tỉnh cũng như các cấp, các ngành, các đơn vị thiếu một quy hoạch đồng bộ nhằm gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng. Thực tế công tác giáo dục và đào tạo của cả nước, cũng như của Tỉnh những năm gần đây đã làm nẩy sinh và bộc lộ những mâu thuẫn mới trong đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực khoa học - công nghệ nói riêng. Đó là mâu thuẫn giữa quy mô đào tạo với chất lượng đào tạo, giữa chất lượng đào tạo với yêu cầu sử dụng, giữa cơ cấu đào tạo với cơ cấu sử dụng. Những mâu thuẫn này làm cho nguồn nhân lực được đào tạo vốn đã rất thiếu lại rơi vào tình trạng dư thừa. Thực tế hiện nay tỉnh ta
64
không chỉ thiếu cán bộ có trình độ đại học, trên đại học mà còn thiếu cả cán bộ trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật lành nghề và thiếu hụt nghiêm trọng hơn cả là chuyên gia đầu ngành.
- Chất lượng giáo dục đào tạo còn thấp, kể cả giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, chủ yếu nặng về lý thuyết, kém về thực hành, chưa gắn với yêu cầu thực tiễn, đo đó phần lớn sinh viên ra trường còn lúng túng, bỡ ngỡ không đủ năng lực, trình độ đảm nhiệm công việc được phân công, phải đào tạo lại và có nhiều người không làm đúng nghề mình học. Trong khi đó, nhiều cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất thiếu lực lượng chuyên nghiệp.
- Chưa xây dựng được hệ thống các cơ chế, chính sách đồng bộ trong việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực khoa học - công nghệ, nhất là các chính sách về đầu tư về cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại, chính sách tuyển dụng, đãi ngộ thu hút nhân tài, chính sách tiền lương và các chính sách luân chuyển, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật tạo môi trường làm việc, môi trường sinh sống, thiếu các cơ sở văn hoá, phúc lợi xã hội.
- Hệ thống các trường, trung tâm đào tạo nghề của tỉnh thiếu cả về số lượng và cơ sở vật chất. Đội ngũ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chuyên môn. Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo chậm đổi mới; chưa tạo được sự liên thông và gắn kết cần thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường dạy nghề với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư để đào tạo lao động tại chỗ, mặc dù UBND Tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo theo mô hình này.
- Hệ thống cơ sở y tế đang từng bước đầu tư hiện đại, nhưng đội ngũ thầy thuốc còn thiếu, không đồng đều, điều kiện kỹ thuật còn nhiều hạn chế, một số hoạt động về y tế chưa thể đáp ứng được mục tiêu chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ và phòng chống các bệnh xã hội khác.
65