Về sử dụng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Trang 70)

Tỉnh Quảng Ninh với nhiều tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ…do đó người lao động có nhiều cơ hội tham gia đào tạo ở nhiều chuyên ngành khác nhau

Về nhân lực được sử dụng trong các lĩnh vực: lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 8.781 người (3,15%); xây dựng và kiến trúc 30.155 người (bằng 10,835); Công nghiệp 76.746 người (bằng 27.55%); dịch vụ 70.424 người (bằng 25,28%); Du lịch 14.000 người (bằng 5,03%); Kinh tế-tài chính 3.805 người (bằng 1,37%); Giáo dục-Đào tạo 22.648 người (bằng 8,13%); Y tế 9.336 người (bằng 3,35%); Thông tin truyền thông 6.951 người (bằng 2,50%); Văn hóa-Thể thao 2.298 người (bằng 0,82%); Lao động- Thương binh&Xã hội 24.391 người (bằng 8,76%); Giao thông-Vận tải 6.724 người (bằng 2,41%); Tài nguyên-Môi trường 2.295 người (bằng 0,82%).

Có thể nói nguồn nhân lực toàn tỉnh tham gia đào tạo đa dạng nhiều lĩnh vực, tuy nhiên tổng số lao động được đào tạo mới có 278.554 người (bằng 36,25% tổng lao động trong độ tuổi), còn lại 63,75% chưa được đào tạo, kể cả đào tạo nghề ngắn hạn từ 3-6 tháng.

- Lao động trong các nhóm ngành kinh tế: Nhóm nông - lâm - ngư nghiệp giảm 2,07%, bình quân mỗi năm giảm 0,414%; nhóm công nghiệp - xây dựng tăng 0,36%, bình quân mỗi năm tăng 0,072%; nhóm dịch vụ tăng 0,6%, bình quân mỗi

59

năm tăng 0,12%. Sự chuyển dịch lao động giữa các nhóm ngành diễn ra chậm hơn giai đoạn 5 năm trước.

+ Sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 6,7%/năm; chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại, mang tính hàng hoá; đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thủy sản; phát triển lâm nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động. Mặc dù ngành nông nghiệp và lâm nghiệp là các ngành có năng suất lao động thấp, thời gian lao động có hiệu quả không cao, nhưng quy mô lao động của ngành vẫn còn chiếm tỷ trọng cao (48%) tổng số, do người lao động thiếu việc làm và phải làm thêm trong thời gian nông nhàn; mặt khác, do ngành thuỷ sản phát triển nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản đã thu hút lượng lớn lao động của các vùng ven biển, hồ đầm.

+ Ngành công nghiệp: Sản xuất công nghiệp tăng cao và ổn định. Tổng giá trị sản xuất ước tăng bình quân 15,8%/năm. Các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế, có khả năng cạnh tranh được đầu tư lớn, hiện đại.

+ Ngành xây dựng: Sự hình thành trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng (các nhà máy xi măng Cẩm Phả, Thăng Long, Hạ Long, các nhà máy sản xuất gạch, ngói chất lượng cao, cùng với tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, mở rộng đô thị,... đã thu hút một lượng lớn nhân lực.

+ Do sự phát triển đa dạng của một số ngành kinh tế dịch vụ, như: Ngành Thương nghiệp, du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, ngành tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, … có quy mô nhân lực tăng dần hằng năm, chiếm tỷ trọng gần 30% tổng số. Đáng chú ý là ngành tài chính, tín dụng, ngành dòi hỏi nhân lực chất lượng khá cao cũng nằm trong nhóm này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Trang 70)