Nhóm giải pháp đối với người lao động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Trang 89)

2020

3.2.1Nhóm giải pháp đối với người lao động

3.2.1.1 Nâng cao thể lực và tầm vóc của nhân lực

Để đảm bảo nâng cao thể lực và tầm vóc của người lao động, cần chú ý làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực toàn dân. Tích cực thực hiện có hiệu quả các CTMTQG, đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm. Nâng cao chất

78

lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ chăm sóc bà mẹ, trẻ em.

Tăng cường quản lý, đầu tư và vận động nhân dân làm tốt công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ. Nâng cao thể lực, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tăng tuổi thọ bình quân của người dân. Kiềm chế và giảm mạnh lây nhiễm HIV. Duy trì mức sinh hợp lý, có giải pháp tăng dân số cơ học phục vụ phát triển kinh tế.

Đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe. Huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển thể thao thành tích cao; duy trì và phát triển các môn thể thao thế mạnh của tỉnh. Phát triển hệ thống thi đấu thể thao cơ sở. Huy động mọi nguồn lực để xây dựng các công trình phục vụ các hoạt động luyện tập, thi đấu thể thao.

Tăng cường công tác y tế dự phòng. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Hoàn hiện và nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, thành lập Trung tâm y tế tại các khu công nghiệp để khám chữa bệnh kịp thời cho người lao động.

Cùng với việc nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật bằng việc phát triển sự nghiệp giáo dục, việc nâng cao tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho người dân là tiền đề quan trọng, là bước có tính chất đột phá cho vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố. Bởi vì không có sức khỏe thì con người không thể trở thành nguồn lực xã hội được.

Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, Quảng Ninh phải không ngừng nâng tình hình sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số và cải thiện môi trường sống bằng các biện pháp sau:

+ Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về sức khỏe và dinh dưỡng cho mọi người dân;

+ Mở rộng mạng lưới y tế dự phòng, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi trẻ em dưới 5 tuổi giảm

79

xuống còn dưới 10% vào năm 2015, phấn đấu đưa chiều cao trung bình của thanh niên đạt từ 1,6m trở lên; từng bước chuẩn hóa công tác đào tạo các loại cán bộ y tế và có chính sách ưu đãi thu hút nhân lực y tế để có 10 tiến sỹ và bác sỹ chuyên khoa II, 15 thạc sỹ và bác sỹ chuyên khoa I trên 100.000 dân; có 10 bác sỹ, 01 dược sỹ đại học (và trên đại học) trên 10.000 dân. Phấn đấu đến năm 2015, mức dinh dưỡng bình quân của một người dân đạt 3.000 Kcalo/ngày. Đến năm 2015 có 4.250 giường bệnh đạt 45 giường bệnh/10.000 dân, trong đó tỉnh quản lý 3.150 giường.

+ Đầu tư nâng cấp, cải thiện hạ tầng cơ sở, xây dựng mới bệnh viện quy mô 600 giường với trang thiết bị hiện đại, cải thiện môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Hiện nay mật độ cây xanh ở thành phố còn quá thấp, bình quân chưa đến 1m2/người, phấn đấu đến năm 2015 đạt 3m2 cây xanh/người. Đặc biệt là xử lý tiếng ồn và bụi, chất thải công nghiệp nguy hại môi trường sống bằng cách đưa các nhà máy công nghiệp ra khu vực ngoại thành; phấn đấu đến 2020 có 100% số hộ dân có nước sạch sinh hoạt;

+ Thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hộ lao động, đặc biệt đối với lao động trong điều kiện độc hại, chó trọng đối với lao động nữ.

3.2.1.2 Đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng lao động

Nhằm đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất phát triển, người lao động được đào tạo với ngành nghề phù hợp, kỹ năng đáp ứng yêu cầu thực tế. Hàng năm, đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ để theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, đồng thời phù hợp với đường lối, chính sách, luật pháp về phát triển xã hội và phát triển doanh nghiệp.

Hỗ trợ nâng cao nhận thức của người lao động về ý thức, tác phong, kỷ luật trong lao động là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm hạn chế, đẩy lùi các mặt yếu, tồn tại của đội ngũ nhân lực hiện nay. Để làm tốt việc này thì tổ chức công đoàn và các đoàn thể chính trị, các ngành quản lý lao động có vai trò quyết định. Giáo dục để người lao động thấy rõ thành công trong lao động, sản xuất không chỉ do kỹ năng, chuyên môn của cá nhân mà còn là sự phối hợp tập thể, là kỷ luật của doanh nghiệp, là tính hợp lý, khoa học của quy trình lao động, sản xuất, là yêu cầu của người sử dụng lao động, doanh nghiệp mà người lao động phải đáp ứng.

80

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Trang 89)