Quảng Ninh là tỉnh có tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng nông nghiệp gần như không đáng kể. Sau 25 năm đổi mới, Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu quan trọng, kinh tế tiếp tục phát triển toàn diện, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tiềm lực, quy mô nền kinh tế tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP theo giá so sánh) năm 2011 tăng 11,7%, năm 2012 tăng 7,4%, năm 2013 tăng 7,5%; kế hoạch năm 2014 tăng 8%. Ước tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2-10-2015) tăng 8,6%. Quy mô GDP giá hiện hành đến năm 2015 ước đạt 102.692 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người ước đạt 4.000 USD/người, tăng 2,16 lần so với năm 2010 (chỉ tiêu đề ra là 3.000 - 3.050 USD/người). Tăng trưởng GDP của Quảng Ninh cao gần gấp đôi so với bình quân chung cả nước và nằm trong nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước.
37
Các khu vực kinh tế đều có bước phát triển phù hợp với tình hình thực tế, các ngành kinh tế trọng điểm: công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, cảng biển có sự phát triển, quy mô được mở rộng, hiệu quả được nâng lên, từng bước khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Sản xuất công nghiệp tăng cao và ổn định. Các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế, có khả năng cạnh tranh (sản xuất than, vật liệu xây dựng, nhiệt điện, xi măng, cơ khí, đóng mới - sửa chữa tàu biển…) được đầu tư đã đem lại hiệu quả rõ rệt; hình thành rõ nét các trung tâm công nghiệp trên địa bàn. Tỷ trọng công nghiệp khai khoáng giảm, tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến tăng dần trong cơ cấu GDP của tỉnh.
Sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực; chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại, sản xuất hàng hoá; đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thủy sản. Lâm nghiệp phát triển mạnh, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và các nguồn vốn tham gia trồng, bảo vệ rừng, góp phần để nhân dân miền núi làm giàu từ rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 50%. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, điện, kênh mương, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ, các thiết chế văn hoá.
Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đời sống của nhân dân và có mức tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên chưa đạt yêu cầu như mong muốn, dự kiến năm 2015 giá trị tăng thêm ngành dịch vụ ước đạt 9.410 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), bình quân 5 năm tăng 11,49%/năm (kế hoạch đề ra là 14,4%/năm). Dịch vụ Bưu chính viễn thông, dịch vụ ngân hàng phát triển mạnh, dư nợ vốn tín dụng tăng 37,5%/năm, cao hơn bình quân cả nước; tỷ lệ nợ xấu thấp.
38
Bảng 2.1 Giá trị sản xuất theo các ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Năm
GDP Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế
(theo giá năm 1994)
Giá trị Tăng trưởng
Nông lâm ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%) 2001 4.443 10,7 410 10,8 2.238 10,5 1.795 10,8 2002 5.030 13,2 450 9,8 2.600 16,2 1.980 10,3 2003 5.716 13,6 495 10,0 3.027 16,4 2.194 10,8 2004 6.451 12,9 534 7,9 3.499 15,6 2.418 10,2 2005 7.336 13,7 577 8,1 3.734 6,7 3.025 25,1 2006 8.347 13,8 643 11,4 4.359 16,7 3.345 10,6 2007 9.488 13,7 683 6,2 5.035 15,5 3.770 12,7 2008 10.721 13,0 698 2,2 5.716 13,5 4.307 14,2 2009 11.853 10,6 723 3,6 6.350 11,1 4.780 11,0 2010 13.314 12,3 732 1,2 7.115 12,0 5.467 14,4 2011 14.920 12,1 762 4,1 8.032 12,9 6.126 12,0 2012 16.024 7,4 780 2,3 8.273 3,0 6.960 13,6 2013 17.226 7,5 818 4,8 8.504 5,7 7.642 9,8
Nguồn: Cục Thống kê Quảng Ninh
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh và giữ vai trò chủ đạo qua các năng. Cơ cấu GDP nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: Năm 2011 là 5,9% - 59,2% - 34,9%; năm 2012 là 6,1% - 5,3% - 38,6%; năm 2013 là 5,5% - 45,7% - 39,8%; năm 2014 là 5,0% - 56,1% - 39%; Ước năm 2015 là 4,4% - 56,2% - 39,5% (Kế hoạch đề ra đến năm 2015 tương ứng là 4% - 53% - 43%).
39
Bảng 2.2 Cơ cấu các ngành kinh tế Quảng Ninh Năm
GDP theo giá so
sánh năm 1994 Cơ cấu kinh tế chia theo ngành (%) (%) Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
2005 100 7,87 50,90 41,24 2006 100 7,70 52,22 40,07 2007 100 7,20 53,07 39,73 2008 100 6,51 53,32 40,17 2009 100 6,10 53,57 40,33 2010 100 5,50 53,44 41,06 2011 100 5,9 59,2 34,9 2012 100 6,1 55,3 38,6 2013 100 5,5 54,7 39,8
Nguồn: Cục Thống kê Quảng Ninh
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của tỉnh Quảng Ninh có khuynh hướng chuyển đổi theo hướng giảm ở ngành nông nghiệp và tăng ở ngành công nghiệp, dịch vụ. Mặc dù số tuyệt đối của cả ba ngành kinh tế đều tăng qua các năm, tuy nhiên do xuất phát điểm thấp và tốc độ tăng chậm nên ngành nông nghiệp đã giảm tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất năm 2013.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộiđược đặc biệt quan tâm đầu tư toàn diện. Xây dựng, nâng cấp các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh (Quốc lộ 18 đoạn Mông Dương - Móng Cái, đường 337, 329, đường 334, đường Trới-Vũ Oai…), chú trọng đầu tư phát triển giao thông tới khu kinh tế, cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Hoành Mô và Khu công nghiệp Hải Hà, đường và hạ tầng các cảng biển, đường vành đai biên giới. Chú trọng đầu tư các công trình thủy lợi, đặc biệt là hồ, đập chứa nước ngọt, đê ngăn mặn, kênh mương, trạm bơm vùng miền núi.
Các thành phần kinh tế phát triển mạnh, số doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2010-2013 cao gấp 2,2 lần, vốn đăng ký cao gấp 4,7 lần so với giai đoạn 5 năm trước. Đã hoàn thành sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Quan tâm củng cố, phát triển kinh tế hợp tác với nòng cốt là hợp tác xã. Các hợp tác xã đã tạo việc làm cho 20% lao động (138.000 người), góp phần tích cực phát triển kinh tế, đặc biệt ở khu vực nông thôn, đóng góp 3,5% GDP của tỉnh. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện 565 triệu USD, góp phần đổi mới công nghệ, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế của tỉnh.
40