Những điểm mạnh, thuận lợi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Trang 72)

- Nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào, lực lượng lao động ở khu vực thành thị của tỉnh ngày càng tăng cùng với quá trình phát triển đô thị hoá.

- Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tiếp tục được nâng cao. Tỷ lệ lao động có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo có việc làm khá cao so với nhiều tỉnh, thành phố.

- Việc làm tăng cao, vượt tốc độ tăng của lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị liên tục giảm và là một trong số ít tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp thấp so với tỷ lệ chung của cả nước cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc

61

Bộ; tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn nâng cao rõ rệt ở hầu hết các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh và đang ở mức cao so với nhiều tỉnh trong cả nước; cơ cấu lao động theo ngành tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và là tỉnh có cơ cấu lao động tiến bộ hơn so cơ cấu trung bình của cả nước và của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Thu nhập bình quân của một lao động có việc làm, lao động làm công ăn lương được cải thiện nhiều.

Nhìn chung, giai đoạn 2010-2013, nguồn nhân lực của tỉnh không chỉ duy trì được tốc độ phát triển hợp lý về mặt số lượng mà còn được cải thiện khá rõ rệt về mặt chất lượng và tình trạng việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển tiếp theo ở những năm tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)