2020
3.3.8 Một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước
Để quy hoạch Phát triển nhân lực thời kỳ 2014 - 2020 của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, đề nghị các Bộ, Ngành Trung ương xem xét tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc sau:
- Tiếp tục đổi mới chính sách về học phí trên cơ sở đảm bảo cho các cơ sở đào tạo trang trải chi phí cho quá trình hoạt động và có tích lũy để đầu tư phát triển.
- Đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, nâng cao thu nhập cho người lao động, đặc biệt là đội ngũ công chức nhà nước, góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể cải cách thủ tục hành chính.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động, thường xuyên điều tra và công bố công khai tỷ lệ tìm được việc làm ở các ngành nghề để người học có định hướng lựa chọn ngành nghề phù hợp.
- Xây dựng chương trình, giáo trình khung phù hợp với thực tiễn, giảm bớt thời lượng đào tạo về lý thuyết, tăng thời lượng thực hành, thực tập, đưa nội dung đào tạo về pháp luật lao động thành yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các hình thức đào tạo nghề nghiệp, giúp người lao động hiểu biết về pháp luật lao động để thực hiện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong quá trình lao động.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế quản lý trong các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung cấp theo hướng đề cao và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị, đặc biệt là về tài chính, nhân sự và tuyển sinh đào tạo.
101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Để phát triển NNL chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực, trong chương 3 đã nêu lên những quan điểm, định hướng chủ yếu tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đã đề ra 5 giải pháp lớn nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh đến năm 2020, gồm:
- Nhóm giải pháp đối với người lao động. - Nhóm giải pháp đối với nhà quản lý
- Giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ngoài tỉnh. - Giải pháp tạo việc làm cho người lao động
- Giải pháp về xây dựng môi trường xã hôi.
Tuy nhiên, các giải pháp trên chỉ có thể trở thành hiện thực khi chúng được thực hiện trên cơ sở nhận thức đúng vị trí của NNL chất lượng cao trong thời đại ngày nay trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, coi NNL chất lượng cao là nhân tố quyết định cho sự nghiệp CNH, HĐH của Tỉnh Quảng Ninh.
102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tác giải rút ra một số kết
luận sau:
Quảng Ninh là tỉnh địa đầu vùng Đông Bắc Tổ quốc, có biên giới đất liền và biển, với các cửa khẩu giao thương nhộn nhịp nhất trên cả tuyến biên giới Việt - Trung, trong bối cảnh quan hệ hợp tác Việt - Trung cũng như ASEAN - Trung Quốc ngày càng được củng cố, đẩy mạnh. Là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế biển, có nguồn tài nguyên giá trị trong bối cảnh nhu cầu năng lượng thế giới và trong nước ngày càng tăng cao; có tiềm năng du lịch của Vịnh Hạ Long và Di tích danh thắng Yên Tử... Cùng với đó, tỉnh Quảng Ninh có vai trò quan trọng, đã được Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ xác định khá rõ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh đến năm 2020 trong các nghị quyết, quyết định.
Hiện nay NNL ở nước ta nói chung, ở Tỉnh Quảng Ninh nói riêng bên cạnh ưu thế như: lực lượng lao động dồi dào, tính cần cù, thông minh, sáng tạo còn có những hạn chế không nhỏ, đó là chất lượng NNL chưa cao thể hiện ở lực lượng lao động qua đào tạo còn thấp, kỹ năng lao động, thể lực còn nhiều hạn chế, chưa quen tác phong văn minh công nghiệp...
Để phát triển NNL chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực, cần nhanh chóng thực hiện hàng loạt các giải pháp về Giáo dục và Đào tạo, giải pháp về phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng NNL, giải pháp về thu hút NNL chất lượng cao bên tỉnh, giải pháp về nâng cao tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho con người, giải pháp tạo việc làm cho người lao động, giải pháp về xây dựng môi trường xã hội thuân lợi phục vụ cho việc khai thác và sử dụng, nâng cao chất lượng NNL. Đã đề xuất những kiến nghị quan trọng nhằm thực hiện được những giải pháp trên phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Quảng Ninh
103
giai đoạn 2014-2020. Tuy nhiên, các giải pháp trên chỉ có thể trở thành hiện thực khi chúng được thực hiện trên cơ sở nhận thức đúng vị trí của NNL chất lượng cao trong thời đại ngày nay trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, coi NNL chất lượng cao là nhân tố quyết định cho sự nghiệp CNH, HĐH của Tỉnh Quảng Ninh.
2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thời kỳ 2014 - 2020 của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, đề nghị các Bộ, Ngành Trung ương:
- Đổi mới chính sách về học phí trên cơ sở đảm bảo cho các cơ sở đào tạo trang trải chi phí cho quá trình hoạt động và có tích lũy để đầu tư phát triển.
- Đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, nâng cao thu nhập cho người lao động, đặc biệt là đội ngũ công chức nhà nước, góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể cải cách thủ tục hành chính.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động, thường xuyên điều tra và công bố công khai tỷ lệ tìm được việc làm ở các ngành nghề để người học có định hướng lựa chọn ngành nghề phù hợp.
- Xây dựng chương trình, giáo trình khung phù hợp với thực tiễn, giảm bớt thời lượng đào tạo về lý thuyết, tăng thời lượng thực hành, thực tập, đưa nội dung đào tạo về pháp luật lao động thành yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các hình thức đào tạo nghề nghiệp, giúp người lao động hiểu biết về pháp luật lao động để thực hiện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong quá trình lao động.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế quản lý trong các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung cấp theo hướng đề cao và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị, đặc biệt là về tài chính, nhân sự và tuyển sinh đào tạo.
Đối với tỉnh Quảng Ninh, cần tăng cường hoạt động thu hút nhân tài; tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức hiện có bằng các hình thức đào tạo tập trung, mở rộng; bồi dưỡng trong và ngoài nước; mở rộng việc áp dụng cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề tại Đặc khu; thuê người nước ngoài làm tư vấn và quản lý một số lĩnh vực kinh tế. Hàng năm, bố trí một phần trong tổng chi thường xuyên ngân
104
sách kết hợp với huy động các nguồn lực của xã hội, doanh nghiệp để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ, công chức học tập nâng cao trình độ quản lý, ngoại ngữ và một số chuyên ngành ưu tiên. Việc xây dựng cơ chế thu hút và trọng dụng nhân tài cần gắn với xây dựng đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh những năm tiếp theo; ưu tiên đầu tư trọng tâm cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu, thực hành nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Đặng Thị Thanh Huyền (2005), Chỉ số phát triển giáo dục trong HDI, cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Hoàng Chí Bảo (1993), Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn lực con người, Tạp chí Triết học, (13), tr.14.
3. TS. Đoàn Khải (2005), Nguồn lực con người trong qúa trình CNH, HĐH ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Huy Lê (09/7/2006), Để không lãng phí nguồn lực chất lượng cao, Báo Nhân dân, (28).
5. Hoàng Văn Liên - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (14/4/2006), Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - bài toán hóc búa của doanh nghiệp trẻ, Báo điện tử - thời báo Kinh tế Việt Nam.
6. Nguyễn Đình Luận (2005), Nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (14). 7. TS. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế
tri thức, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 8. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt
Nam, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. TS. Về Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH, NXB
Lao động-Xã hội, Hà Nội.
10. PGS.TS Nguyễn Tiệp - Trường Đại học Lao động Xã hội (7/2005), Phát triển thị trường lao động nước ta các năm 2005-2010, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (326).
11. Bùi Văn (11/9/2006), Giáo dục và sự thắng thua, Vietnamnet-WTO.
12. PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. BBC VIETNAMESE (5/2006), Khan hiếm lao động bậc cao. 14. Báo cáo Kinh tế - xã hội Quảng Ninh các năm 2006-2013.
15. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (5/2005), Tuần tin Kinh tế- Xã hội-Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - xã hội quốc gia, (5).
16. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2006), Số liệu thống kê Lao động-Việc làm ở Việt Nam, NXB Lao động-Xã hội.
17. "Chất lượng dân số- Quà tặng cho thế hệ sau" (14/9/2006), Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.
18. Cục Thống kê Quảng Ninh (2005-2013), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh
2004-2012.
19. Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh (2006), Văn kiện đại hội lần thứ XII, NXB Công ty xổ số kiến thiết và dịch vụ in Quảng Ninh.
20. Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh (2011), Văn kiện đại hội lần thứ XIII, NXB Công ty xổ số kiến thiết và dịch vụ in Quảng Ninh.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại Đảng toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. "Hướng nghiệp-đừng bỏ quên, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao" (08/6/2006), Báo Giáo dục thời đại, thứ năm.
24. Kết quả điều tra lao động, việc làm “Tỷ lệ thất nghiệp giảm, lao động qua đào tạo tăng” (21/11/2005), Thời báo kinh tế Việt Nam, (231).
25. Phòng Giáo dục chuyên nghiệp Tỉnh Quảng Ninh, Đề án đào tạo nguồn nhân lực dưới góc độ Giáo dục chuyên nghiệp.
26. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Luật giáo dục, Điều 13. 27. Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam (2004), Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
28. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg về việc xây dựng chương trình quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020.
29. Trung tâm Thông tin Kinh tế - Xã hội quốc gia (9/2005), Phân tích khả năng đạt tăng trưởng cao của nên kinh tế Việt Nam, (12).
30. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ninh (2005), Đề án quy hoạch mạng lưới trường trung học chuyên nghiệp Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2010.
31. Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh (2006, 2012), Báo cáo kết quả điều tra Lao động-Việc làm Tỉnh Quảng Ninh năm 2006, 2012.
32. Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh (2013), Đề án hỗ trợ đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại Quảng Ninh.
33. Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh (2013), Chuyên đề thực trạng chất lượng lao động và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh.
34. Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (2006), Thông tin chuyên đề giải quyết việc làm ở Việt Nam trong 5 năm 2012-2020.