Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Trang 106)

2020

3.3.2Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp gắn với thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi trong nội bộ từng nhóm ngành phải có sự chuyển dịch sâu, trong đó:

- Nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp: Tập trung hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới; đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ (giao thông, cung cấp điện, trường học, trạm y tế, hệ thống cấp, thoát nước, xử lý rác và các nghĩa trang...); chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nông dân; đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp. Phát triển

95

ngành nghề theo thế mạnh từng địa phương, quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2015 tỉnh Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh nông thôn mới.

- Nhóm ngành công nghiệp, xây dựng cần phát triển đúng quy hoạch và đồng bộ với phát triển hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, tiết kiệm tài nguyên, cải thiện rõ rệt môi trường sinh thái; đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới.

- Nhóm ngành dịch vụ: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ thương mại, kinh tế cửa khẩu, du lịch, vận tải biển và các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ cao; có chính sách ưu đãi để khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ vừa là động lực, vừa là đầu vào của các ngành khác là giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Trang 106)