Thực trạng phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Trang 61)

Thực trạng phân bổ và sử dụng NNL là một trong ba mặt chủ yếu của vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược CNH, HĐH nhằm phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững.

Nhóm cán bộ, công chức: Quảng Ninh có: 14 huyện, thị xã, thành phố, với 188 xã, phường, thị trấn; 22 sở, ban, ngành; 11 đơn vị nghiệp thuộc tỉnh. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Ninh là 26.360 người, bao gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện: Tổng số 22.887 người, trong đó: 2.692 công chức, 20.195 viên chức (giáo dục đào tạo có 15.358 người, y tế có 3.403 người).

50

+ Chia theo độ tuổi: Dưới 30 tuổi có 6.253 người (chiếm 27.3%), từ 30 đến 50 tuổi có 13.427 người (chiếm 58.67%), trên 50 tuổi có 3.107 người (chiếm 13.68%).

+ Số công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số có 1.981 người (chiếm 8,66%).

+ Trình độ chuyên môn: tiến sĩ và tương đương có 27 người (chiếm 0,12%), thạc sĩ và tương đương có 518 người (chiếm 2,27%), đại học có 7.500 người (chiếm 32,77%), cao đẳng có 6.927 người (chiếm 30,27%), trung cấp có 7.072 người (chiếm 30,9%), đào tạo sơ cấp có 843 người (chiếm 3,7%).

- Cán bộ, công chức cấp xã: Tổng số 3.473 người, trong đó:

+ Phân chia theo độ tuổi như sau: dưới 30 tuổi là 502 người (chiếm 14,45%), từ 30 đến 50 tuổi là 1.223 người (chiếm 35,5%), trên 50 tuổi là 1.748 người chiếm (50,34%).

+ Cán bộ, công chức là người dân tộc có 550 người (chiếm 15,58%).

+ Trình độ chuyên môn: Cao đẳng, đại học có 1.030 người (chiếm 29,66%), trung cấp có 1.531 người (chiếm 44,1%), sơ cấp và chưa qua đào tạo có 912 người (chiếm 26,26%).

Đánh giá chung: Về cơ bản cán bộ, công chức, viên chức đã được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học đạt chuẩn theo tiêu chuẩn của ngạch tuyển dụng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Công tác quản lý, sử dụng cán bộ công chức đã đi dần vào nề nếp. Việc thi tuyển đã giúp cho chất lượng công chức được nâng lên, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ được coi trọng hơn trước. Phần lớn số trúng tuyển được bố trí, sử dụng phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo nên có điều kiện phát huy năng lực sáng tạo của mình. Các quy định của tỉnh về phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ công chức, viên chức tạo điều kiện cho các ngành, các địa phương nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động trong công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức. Ngoài ra còn thực hiện chế độ trợ cấp đối với số cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. đã thúc đẩy, động viên cán bộ, công chức tham gia đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

51

Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức thành thạo về ngoại ngữ, tin học còn thấp; hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh còn thiếu chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực, vì vậy việc cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài gặp khó khăn. Một số cán bộ, công chức năng lực quản lý, điều hành chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thiếu chủ động, sáng tạo; trình độ cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục và đào tạo, ngành y tế được nâng cao nhưng vẫn còn có sự chênh lệch giữa các vùng, miền. Đặc biệt, nguồn nhân lực của ngành Y tế hiện nay đang thiếu rất nhiều Bác sĩ và Dược sĩ đại học do không có nguồn để tuyển.

Nguyên nhân của những vấn đề trên là công tác quy hoạch và quản lý cán bộ, công chức ở các địa phương và các đơn vị còn chưa tốt, chậm đổi mới. Công tác đào tạo, bồi dưỡng thay thế chưa theo quy hoạch và năng lực thực tế của cán bộ; chưa đảm bảo đồng bộ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu; nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu cân đối giữa lý luận chính trị và kỹ năng chuyên môn; chưa phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng, chưa đồng bộ với yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ. Công tác kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên, thiếu biện pháp khắc phục yếu kém.

Nhóm lao động khoa học công nghệ:

Trong những năm gần đây, nhất là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nguồn nhân lực khoa học - công nghệ của tỉnh nhìn chung đã có nhiều biến đổi cả về số lượng và chất lượng, từ đó đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và cho hoạt động khoa học công nghệ của tỉnh nói riêng.

Nguồn nhân lực có trình độ đại học trở lên của tỉnh được đào tạo từ nhiều ngành chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau. Các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo có thể phân thành 2 nhóm ngành: khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội - nhân văn. Trong tổng số 32.000 người, số có trình độ khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên) có 12.000 người (chiếm 37,5%), số có trình độ khoa học xã hội và nhân văn có 20.000 người (chiếm 62,5%).

Nhìn chung lực lượng có trình độ đại học trở lên của Quảng Ninh tương đối trẻ, số người có độ tuổi dưới 30 chiếm trên 60%, dưới 40 chiếm đến 79%. So với dân số, tỷ lệ số người đã tốt nghiệp đại học trở lên của Quảng Ninh đạt 2,17% cao

52

hơn mức trung bình cả nước. Nếu tính chung cả số người đang theo học đại học thì tỷ lệ này là 2,39%, điều này phản ảnh trình độ nguồn nhân lực của Quảng Ninh đã đạt được ở mức cao hơn so với một số địa phương trong cả nước. Tuy nhiên so với một số thành phố lớn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thì tỷ lệ số có trình độ đại học/10.000 dân của Quảng Ninh còn thấp.

Nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh có sự tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực khoa học - công nghệ của Quảng Ninh, ngoài nguyên nhân do gia tăng dân số, do yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới công nghệ, kỹ thuật trong quản lý cũng như trong sản xuất - kinh doanh nên yêu cầu khách quan đòi hỏi trình độ cán bộ phải được nâng cao thì Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc đầu tư mở rộng các cơ sở đào tạo và phát triển nhiều hình thức đào tạo để tăng nhanh số cán bộ có trình độ đại học trở lên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Tuy nhiên, việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của Tỉnh cũng còn một số hạn chế, tồn tại: số lượng cán bộ khoa học - công nghệ tăng, nhưng chỉ số bình quân trên 10.000 dân còn thấp so với một số địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt thấp hơn nhiều so với Hải Phòng, Hà Nội. Số lượng và chất lượng cũng chưa tương xứng với mục tiêu “Xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, năng động của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ tuy được nâng lên, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Số cán bộ đào tạo qua hệ đại học tại chức chiếm tỷ lệ cao. Số có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, đại học lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học chiếm tỷ lệ rất thấp. Thực trạng đó đã hạn chế đến kết quả hoạt động của nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trong tỉnh.

Cơ cấu đào tạo và sử dụng còn mất cân đối giữa các ngành, các vùng và giữa các trình độ khác nhau. Tỷ lệ đào tạo giữa các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội - nhân văn chưa hợp lý so với định hướng phát triển và

53

cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sự phân bố cán bộ có trình độ đại học giữa các vùng không đều, tập trung chủ yếu ở các đô thị. Thành phố Hạ Long là nơi chiếm tỷ lệ cao nhất (≈40%), sau đó thị xã Cẩm Phả (≈20%), Uông Bí (≈12%), Đông Triều (≈10%). Sự chênh lệch về mặt phân bổ số người có trình độ đại học trở lên tại các vùng của Quảng Ninh, giữa vùng đô thị với vùng đồng bằng, miền núi, hải đảo có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển đồng đều về kinh tế – xã hội giữa các vùng cũng như chủ trương đưa miền núi, vùng có nhiều khó khăn giảm dần khoảng cách chênh lệch với vùng miền xuôi.

Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật

Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao của Tỉnh Quảng Ninh

trong những năm qua được đánh giá qua tình trạng có việc làm thường xuyên hay không có việc làm thường xuyên (tình trạng việc làm), tình trạng thất nghiệp và hiệu quả sử dụng nguồn lao động này.

Nếu 7 năm trước đây, lao động còn mang tính chất lao động phổ thông là chính thì ngày nay lao động đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định; cũng do đòi hỏi khắt khe của phát triển sản xuất kinh doanh mà người lao động phải không ngừng tự nâng cao trình độ và năng lực bản thân cho phù hợp với nền kinh tế phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.13 Cơ cấu lao động chia theo tình trạng lao động và trình độ CMKT

Đơn vị tính: %

Chung Công nhân kỹ thuật Trung học Cao đẳng, ĐH trở lên Không qua đào tạo Lực lượng lao động 100,00 21,20 8,51 16,02 54,27 LĐ có việc làm 95,08 20,74 7,82 15,32 51,20 LĐ thất nghiệp 4,92 0,47 0,68 0,70 3,07

Nguồn: Báo cáo kết quảđiều tra lao động - việc làm tỉnh Quảng Ninh,

54

Bảng 2.14 Cơ cấu LLLĐ và trình độ CMKT chia theo tình trạng lao động

Đơn vị tính: %

Chung Công nhân kỹ thuật Trung học Cao đẳng, đại học trở lên qua đào Không tạo

Lực lượng LĐ 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

LĐ có việc làm 95,07 97,81 91,95 95,63 94,34

LĐ thất nghiệp 4,93 2,21 8,05 4,36 5,66

Nguồn: Báo cáo kết quảđiều tra lao động - việc làm tỉnh Quảng Ninh ,

Sở Lao động Tỉnh Quảng Ninh

Bảng 2.15 Cơ cấu LLLĐ và tình trạng lao động chia theo trình độ CMKT

Đơn vị tính: %

Chung Công nhân

kỹ thuật Trung học Cao đẳng, đại học trở lên Không qua đào tạo Lực lượng LĐ 100,00 21,20 8,51 16,02 54,27 LĐ có việc làm 100,00 21,28 8,23 16,11 53,85 LĐ thất nghiệp 100,00 9,52 13,91 14,17 62,40

Nguồn: Báo cáo kết quảđiều tra lao động - việc làm tỉnh Quảng Ninh, Sở Lao động tỉnh QN

Tỷ lệ thất nghiệp chung là 4,93% (năm 2010 tỷ lệ này là 4,85%), trong đã lao động không có trình độ chiếm 62,4% số người thất nghiệp, số liệu này thấp hơn so với năm 2004 (63,46%) và năm 2005 (65,35%). Theo số liệu điều tra lao động việc làm năm 2004, nếu xét riêng số lao động thất nghiệp thì tại Quảng Ninh có 36,5% đã qua đào tạo; trong khi ở mức độ toàn quốc thì người đã qua đào tạo bị thất nghiệp chiếm 6,4%, tại Hà Nội tỷ lệ này là 37,1%, tại Thành phố Hồ Chí Minh là 14,5% và Bình Dương là 17,6%. Các số liệu cho thấy tại Quảng Ninh có hiện tượng thừa lao động có bằng cấp, nói cách khác là cơ hội việc làm cho người có bằng cấp không nhiều như những nơi khác. Chính điều này cũng giải thích vì sao có một số lượng đáng kể lao động qua đào tạo phải di chuyển khỏi Quảng Ninh để tìm việc trong những năm qua.

55

Bảng 2.16Cơ cấu LLLĐ theo trình độ CMKT và tình trạng việc làm

Đơn vị tính: %

Tổng số

Chia ra Công

nhân KT Trung học CĐ, ĐH trở lên Khác

Lực lượng lao động 100 100 100 100 100

Số người có việc làm 95,08 97,81 91,95 95,63 94,34 Số người đủ việc làm 93,79 96,75 90,91 95,35 92,64

Số người thiếu việc làm 1,28 1,07 1,04 0,28 1,70

Số thất nghiệp 4,92 2,21 8,05 4,36 5,66

Trong đó: Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nữ 5,11 4,73 3,77 3,77 8,44 8,44 4,85 4,85 4,31 4,31

Nguồn: Báo cáo kết quảđiều tra lao động - việc làm tỉnh Quảng Ninh, Sở Lao động tỉnh QN

Những người đã được đào tạo công nhân kỹ thuật là lực lượng lao động có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. Tham gia vào lực lượng này chiếm phần lớn là người trẻ tuổi, nam giới, có sức khỏe và có thể chịu vất vả.

Tỷ lệ thất nghiệp của những người đã được đào tạo trình độ trung cấp ở mức cao nhất, hơn cả những người không qua đào tạo. Thực tế điều tra cho thấy đây là lượng lao động mà số lượng nữ có phần chiếm ưu thế; khó kiếm được việc làm trong hoàn cảnh rất đông những người đã qua đào tạo cao đẳng đại học vẫn còn đang thất nghiệp; mặt khác tầng lớp này lại không nhiệt tình tham gia vào các ngành lao động phổ thông, cần nhiều sức lực. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động đã qua đào tạo cao đẳng đại học trở lên cũng không phải là thấp. Trong các ngành được đào tạo, các ngành có mức độ phổ biến nhất (số lượng đào tạo) xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: Chế tạo và chế biến; Kinh doanh và quản; Kỹ thuật; Xây dựng và kiến trúc; Vận tải; Giáo dục;Y tế, chăm sóc sức khỏe.

Nhưng với tỷ lệ tìm được việc làm thì thứ bậc đã thay đổi: Vận tải; xây dựng và kiến trúc; chế tạo và chế biến; giáo dục; kỹ thuật; Y tế, chăm sóc sức khỏe; Kinh doanh và quản lý. Một số ngành đào tạo khác tuy mức độ không phổ biến bằng, nhưng tỷ lệ có việc làm rất cao như ngành kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, mỹ thuật, in ấn, thủ công mỹ nghệ...

56

Bảng 2.17Lao động có việc làm theo ngành kinh tế quốc dân

Đơn vị tính: %

Ngành kinh tế Cơ cấu Tốc độ tăng trưởng 1999 Ước tính 2006

Tổng số 100,00 100,00 100,00

1. Nông lâm thủy sản 30,65 16,52 96,37

2.Công nghiệp, xây dựng 31,26 30,96 104,05

3. các ngành dịch vụ 38,09 52,51 105,73

Nguồn: Báo cáo kết quảđiều tra lao động - việc làm tỉnh Quảng Ninh năm 2006, Sở Lao động tỉnh QN.

Số người có việc làm tăng trưởng với tốc độ nhanh hằng năm, so sánh số liệu 1.4.1999 về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân thì đã có những chuyển biến rất lớn cơ bản trong 7 năm qua:

+ Số lao động trong ngành nông nghiệp giảm xuống liên tục và hiện nay chỉ chiếm 16,5% số người có việc làm;

+ Số lao động ngành thủy sản giảm xuống cả về cơ cấu và số lượng. Chỉ số phát triển ngành nông lâm thủy sản theo giá cố định 1994 (năm trước = 100%).

Bảng 2.18 Chỉ số phát triển lao động Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản

Đơn vị tính: % 1999 2000 2005 Tổng số: 104,15 111,14 105,11 - Nông nghiệp 100,04 99,06 94,20 - Lâm nghiệp 99,21 107,58 109,84 - Thủy sản 108,82 123,79 110,84

Nguồn: Báo cáo kết quảđiều tra lao động - việc làm tỉnh Quảng Ninh năm 2006, Sở Lao động tỉnh QN.

Số lao động ngành công nghiệp chế biến và xây dựng chiếm tỷ trọng nhiều hơn, bên cạnh đó số lao động ngành thương mại dịch vụ phát triển với tốc độ nhanh hơn là hệ quả tất yếu của việc tăng trưởng về cơ cấu lao động góp phần thỏa mãn những yêu cầu của một xã hội tiến bộ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Trang 61)