Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Trang 44)

Ở tầm quốc gia, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành 02 Quyết định quan trọng: Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Trong đó đã đề cập rõ về quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển nhân lực của quốc gia.

Qua các phân tích trên, có thể tóm lược các giải pháp chủ yếu (ở tầm vĩ mô) để phát triển NNL là:

- Xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển NNL chất lượng cao - Đào tạo, nâng cao chất lượng NNL chất lượng cao.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút NNL có chất lượng cao, duy trì NNL chất lượng cao.

1.6 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao lượng cao

Hà Nội là địa phương có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lớn nhất cả nước. Số người có trình độ chuyên môn của Hà Nội cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất so với cả nước. Đặc biệt người có trình độ trên đại học chiếm tới 40% của cả nước (cao hơn nhiều so với thành phố Hồ Chí Minh). Trong tổng số cán bộ giảng dạy đại học cao đẳng có trình độ trên đại học của cả nước thì Hà Nội chiếm tới 65,7% (trong khi đó thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 16,3%). Hà Nội không thiếu nhân tài là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, các nhà khoa học - công nghệ, các nhà quản lý, các nhà chuyên gia giỏi.

33

Trong những năm qua Thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút, trọng dụng nhân tài với Một số cơ chế: quỹ ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi; ưu đãi về nhà ở (thưởng nhà, bán nhà theo cơ chế trả dần); các ưu đãi về phụ cấp, thưởng bằng tiền, trợ cấp mua tài liệu nghiên cứu…Bên cạnh đó, để thu hút tài năng trẻ, dần hình thành NNL “chất lượng cao”, Thành phố chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc mọi thành phần kinh tế dưa ra những phương án thu hút, sử dụng tài năng trẻ; khuyến khích các doanh nghiệp cấp học bổng để đào tạo cán bộ nguồn và khuyến khích cán bộ, công chức học tập, nâng cao trình độ sau đại học, xây dựng cơ chế thưởng cho người có công đào tạo tài năng trẻ…Ngay tại Hà Nội, với chủ trương “thu hút tài năng trẻ, thành phố đã tổ chức khen thưởng xứng đáng mỗi năm gần 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học trên địa bàn thủ đô…chính vì vậy, NNL chất lượng cao này đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Nhưng nhìn chung thành phố vẫn chưa có cơ chế chính sách đãi ngộ một cách hợp lý NNL chất lượng cao và như vậy chưa sử dụng hết những tri thức và kinh nghiệm quý báu của họ, chẳng hạn năm 2006 là năm thứ tư Hà Nội tiến hành tuyên dương thủ khoa các trường đại học đãng trên địa bàn Hà Nội, đưa số thủ khoa được tuyên dương lên 402 người, nhưng mới có 17/309 thủ khoa làm việc trong các cơ quan hành chính, có thủ khoa rất chật vật khi đi xin việc làm. Do đó, Hà Nội cần phải đề ra được chiến lược nhằm phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện, có cơ chế chính sách thực sự hấp dẫn cả vật chất lẫn tinh thần bao gồm từ tuyển dụng, bố trí, sử dụng dến chính sách tiền lương, chính sách đề bạt, giao trọng trách, chính sách nhà ở trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các nước ASEAN như Singapo, Malaisia, Thái Lan; kinh nghiệm của một số địa phương trong nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và áp dụng phù hợp với điều kiện đặc thù của mình nhằm thu hút những người hiền tài đem hết tri thức và kinh nghiệm mà họ có vào phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nguồn lực con người là lâu bền nhất, chủ yếu nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp tiến bộ của nhân loại. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đang bước sang trang mới với những thành tựu có tính chất đột phá trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt trên lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, trong đó nhân tố đóng vai trò quyết định sự biến đổi về chất dẫn tới sự ra đời của kinh tế tri thức, chính là nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao. Nguồn nhân lực có chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất của mọi quá trình, bởi lẽ những yếu tố khác người ta vẫn có thể có được nếu có trí thức, song tri thức chỉ xuất hiện thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tế trong đời sống kinh tế - xã hội; từ chính quá trình sản xuất ra sản phẩm để nuôi sống con người và làm giàu cho xã hội. Vì vậy, để có được tốc độ phát triển cao, các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm tới việc nâng cao chât lượng nguồn nhân lực. Hiện nay, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang trở thành vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, là vấn đề có tính chất sống còn trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế với trình độ khoa học - kỹ thuật, công nghệ ngày càng cao và sự lan tỏa của kinh tế trí thức.

35

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH QUẢNG NINH

NHỮNG NĂM QUA

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Trang 44)