2020
3.3.3 Chính sách huy động các nguồn lực cho phát triển nhân lực
- Thực hiện và duy trì kết quả phổ cập bậc trung học: hàng năm có 70% học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở vào học Trung học phổ thông, 20-30% học Trung cấp chuyên nghiệp, học nghề dài hạn; có 20-25% học sinh độ tuổi từ 18-21 có bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp hoặc nghề dài hạn.
- Rà soát, sắp xếp lại quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh từ bậc đại học, giáo dục nghề nghiệp đến giáo dục mầm non, đảm bảo hài hoà cả về cơ cấu, trình độ đào tạo, làm cơ sở cho việc ban hành cơ chế chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, đầu tư tăng cường cơ sở vật chất.
- Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách cho phát triển nhân lực thông qua các chương trình, dự án của Quy hoạch này và thông qua các kế hoạch, đề án phát triển nhân lực khác. Tăng cường hỗ trợ từ ngân sách cho tất cả các trường (không kể công lập hay dân lập) đào tạo những ngành nghề tỉnh có nhu cầu cao, kinh phí đầu tư lớn nhưng lợi nhuận thấp đồng thời tăng cường quản lý trong các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để đảm bảo chất lượng đào tạo.
96
- Thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục và đào tạo chất lượng cao, nghiên cứu vận dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, thủ tục hành chính, thông tin thị trường cho nhà đầu tư.
- Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Tiếp tục khuyến khích và ưu tiên quỹ đất cho phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo theo đúng định hướng, quy hoạch đã đề ra, tiếp tục tăng chi ngân sách tỉnh cho giáo dục và đào tạo, từng bước thí điểm hỗ trợ ngân sách tỉnh cho hoạt động đào tạo của các cơ sở ngoài công lập theo kết quả đào tạo của các trường, đặt hàng đào tạo ...
- Bên cạnh việc hỗ trợ các cơ sở đào tạo đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất (hỗ trợ về kinh phí, cơ chế, chính sách ...), cần tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở này cũng như cá nhân các giáo viên, giảng viên không ngừng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, thường xuyên cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn để cải thiện chất lượng đào tạo.
- Tích cực và chủ động phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên cả về chất lượng và số lượng, nhất là giáo viên dạy nghề. Khuyến khích những người học nâng cao trình độ lên Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, đặc biệt là trong các trường đại học, các viện nghiên cứu và các cơ sở khoa học - công nghệ.
- Đa dạng hóa các loại hình, cấp độ đào tạo, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo theo nhu cầu xã hội, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện cho mọi người học tập và học tập suốt đời:
+ Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu xã hội đối với nhân lực. Trên cơ sở các thông tin về thị trường lao động và các thông số phát triển kinh tế - xã hội tổ chức dự báo nhu cầu lao động theo các tiêu chí cụ thể (số lượng, ngành nghề...) phục vụ công tác đào tạo, đào tạo lại nhân lực. Công bố công khai các kết quả điều tra, khảo sát và dự báo về lao động - việc làm để các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu, nắm bắt cơ hội học tập, tìm việc làm, tổ chức đào tạo, tuyển dụng lao động ... Đồng thời, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá và công bố công khai chất lượng kiểm định đối với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh.
97
+ Đẩy mạnh hợp tác liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu và phát triển, trường đại học, các trường đào tạo nghề và doanh nghiệp để có thể đầu tư theo chiều sâu, có trọng điểm và có địa chỉ, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội, đồng thời sử dụng có hiệu quả sản phẩm của quá trình đào tạo. Thông qua cơ chế liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức nghiên cứu và phát triển và doanh nghiệp, các cán bộ khoa học công nghệ có điều kiện tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất.
+ Mời các chuyên gia nghiên cứu, các nhà khoa học đầu đàn về hợp tác, làm việc, nghiên cứu tại các trường, các tổ chức khoa học công nghệ, trực tiếp tham gia các chương trình, dự án, hợp đồng chuyển giao công nghệ...; trong quá trình làm việc hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ khoa học công nghệ của tỉnh cùng làm việc.
+ Có hình thức công nhận trình độ (có thể tổ chức kiểm tra, sát hạch để cấp bằng, chứng chỉ) đối với những người tự học nghề hoặc học theo kiểu truyền nghề, không đào tạo tại các cơ sở dạy nghề.
+ Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo theo hướng gắn lý thuyết với thực tiễn, với thực hành, với sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; đào tạo theo địa chỉ, nhu cầu xã hội.